Mách bạn cách để không ngáp ngắn ngáp dài vào ban ngày

Mách bạn cách để không ngáp ngắn ngáp dài vào ban ngày
Bạn có bị rơi vào tình trạng đêm đã ngủ khá nhiều nhưng ban ngày vẫn không ngừng cảm thấy lờ đờ, ngáp ngắn ngáp dài suốt cả ngày? Đây có thể được coi là tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, hay được viết tắt là EDS. 
EDS khiến cho bạn luôn muốn được nằm nghỉ và ngủ nhiều hơn trong ngày mặc dù bạn đã ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm. Cơn buồn ngủ có thể khiến bạn không còn muốn làm bất cứ việc gì, gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn trong một số tình huống nhất định. Do vậy, EDS cần được áp dụng các biện pháp điều trị.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra EDS. Điều quan trọng, bạn phải được các chuyên gia tư vấn để xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý. 10 biện pháp tự nhiên dưới đây có thể hữu ích cho bạn trong trường hợp này.
1. Ngủ đủ về ban đêm
Một số người chỉ cần ngủ đủ 7 tiếng đã cảm thấy thỏa mãn, nhưng một số người lại cần tới 9 tiếng đồng hồ để ngủ mỗi đêm. Do đó, bạn cần xác định lượng thời gian ngủ mà cơ thể bạn cần và tạo cho mình thói quen ngủ đủ giấc.
Mách bạn cách để không ngáp ngắn ngáp dài vào ban ngày
2.Tránh xa những việc gây ảnh hưởng tới giấc ngủ
Truy cập email, mạng xã hội, lướt internet, chơi game… đều là những việc bạn không nên làm trong phòng ngủ của mình. Chúng sẽ khiến bạn không còn cảm thấy buồn ngủ và có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc.
3. Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định
Bạn nên rèn cho mình thói quen đi ngủ, thức dậy vào một thời điểm nhất định, dù đó là ngày trong tuần hay ngày cuối tuần, ngày lễ. Điều này sẽ giúp bạn có thói quen nghỉ ngơi lành mạnh, không làm loạn nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể và chống lại EDS khá tốt.
4. Tiếp xúc với ánh mặt trời ít nhất nửa giờ mỗi ngày
Theo các chuyên gia, đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ được điều tiết nhịp nhàng nếu bạn tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời. Đó là lý do tại sao, bạn nên ra ngoài nắng ít nhất 30 phút, nhưng hãy tránh khung giờ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều để không bị ảnh hưởng tới làn da.
5. Tập thể dục thường xuyên
Một trong những biện pháp hữu hiệu để có thói quen ngủ tốt là tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, bạn nên tập thể dục trước lúc đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ.
6. Không uống rượu trước khi đi ngủ
Nhiều người thường uống rượu trước khi đi ngủ để có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng thói quen này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.
7. Vận động khi thấy buồn ngủ
Nếu đang làm việc mà bạn cảm thấy buồn ngủ díp mắt, hãy đứng dậy và thực hiện các hoạt động thể chất. Đi dạo quanh văn phòng, đi lên đi xuống cầu thang, chạy quanh tòa nhà,… đều có thể giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ.
8. Để căn phòng luôn sáng
Cho dù bạn đang ở nhà hay văn phòng, bạn nên bật nhiều ánh sáng hoặc mở cửa sổ để đôi mắt không bị díp lại. Ánh sáng tối rất sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
9. Uống nước
Nếu việc uống cà phê khiến bạn lo ngại về tác dụng phụ của chất caffeine, bạn có thể “đánh bay” cơn buồn ngủ chỉ bằng một cốc nước lọc.
 
 
Hải Đăng – (Dịch theo HD)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.