Những ngày đầu sau sinh là những chuỗi ngày khó khăn và đáng nhớ nhất của mẹ. Khi mẹ bỡ ngỡ trước những thay đổi trong cuộc đời mình. Mẹ lóng ngóng không biết làm thế nào khi con khóc, khi con trớ, khi con bị nấc….Cho con bú tưởng dễ dàng là vậy mà cũng là thử thách của mẹ. Dù trước đó mẹ đã thuộc lòng những hướng dẫn về tư thế cho bé bú ở các lớp học tiền sản. Bởi vậy mà không ít bà mẹ gặp phải tình cảnh nứt đầu ti mà dân gian hay gọi là nứt cổ gà.
Nứt cổ gà là hiện tượng chân núm vú bị nứt, đỏ tấy thậm chí chảy máu, gây đau và khó chịu cho mẹ khi mỗi lần bé bú, chưa kể đến gây mất vệ sinh do mỗi lần bầu sữa mẹ bị chảy máu. Điều tệ hơn là việc này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe bé, những căng thẳng của mẹ sẽ ức chế sự tiết sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bản thân bé khi bú cũng không nhận được ánh nhìn âu yếm, những lời cưng nựng của mẹ vì mẹ đang đau muốn ngất đi.
Để trải nghiệm cho con bú là kỷ niệm ngọt ngào của mẹ, hãy lưu ý đến những mẹo giúp trị nứt cổ gà hiệu quả sau đây.
1. Dùng sữa mẹ
Liệu pháp tự nhiên, an toàn và rẻ tiền nhất mà mẹ sẵn có chính là dòng sữa quý giá của mình. Sau khi vệ sinh hai bầu sữa bằng nước muối và khăn sạch, mẹ hãy thoa một vài giọt sữa lên. Liên tục làm như vậy trong vài ngày sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
2. Mặc áo ngực chất liệu mềm, thoáng
Khi bị nứt cổ gà, mẹ không nên mặc quần áo bó chật. Một chiếc áo ngực mềm, chất liệu khô thoáng sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào.
3. Dùng nước muối
Mẹ pha một nửa thìa muối với một bát nước, sau đó thoa dung dịch nước muối lên núm ty, để như vậy khoảng 10 phút. Khi chuẩn bị cho bé bú, mẹ lưu ý nhớ dùng khăn lau lau sạch tu ti của mình nhé.
4. Dùng trà xanh
Trà xanh có chất kháng khuẩn mạnh, giúp mẹ giảm đau đáng kể. Mẹ có thể tận dụng túi trà lọc áp lên núm ty để đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
5. Máy sấy tóc
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực sự máy sấy tóc có thể giúp mẹ thoải mái mỗi lần cho bé bú xong. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, ngực mẹ sẽ hơi bị khô đấy.
6. Mỡ cừu
Mỡ cừu là một sản phẩm tuyệt vời giúp làm lành vết thương nhờ khả năng dưỡng ẩm vượt trội. Nếu mẹ sợ bị dị ứng, hãy thử phản ứng lên vùng da tay trước khi sử dụng.
7. Dầu dừa, dầu bưởi hoặc dầu ô liu
Nếu không có mỡ cừu, bạn có thể thay thế bằng những loại dầu tự như dầu dừa, dầu bưởi, dầu ô liu. Chú ý thử phản ứng trước khi dùng. Bạn nên chọn mua loại dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa ép lạnh. Tránh dùng dầu có chứa vitamin E vì nó có thể gây kích ứng da cho cả hai mẹ con, thậm chí còn gây biến chứng nguy hiểm.
8. Mật ong
Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên. Thoa một lớp mật ong nguyên chất lên vùng bị đau sẽ giúp làm mềm và lành vết thương.
9. Miếng dán chuyên dụng cho mẹ bị nứt cổ gà
Nếu bạn ngại dùng những liệu pháp tự nhiên trên, bạn có thể tìm mua miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà. Miếng dán này rất tiện nhưng lại không tiết kiệm như những phương pháp trên.
10. Kem chống hăm
Kem chống hăm của bé có lẽ là vật dụng thường dùng nhất bởi thói quen đóng bỉm cho bé của nhiều mẹ VIệt. Tuy vậy, ít ai biết kem chống hăm lại có tác dụng thần kỳ trong chữa trị nứt cổ gà.
11. Miếng dán bảo vệ ngực, miếng dán thấm sữa
Hai loại miếng dán này ngăn ngừa đầu vú bị các vi khuẩn tấn công thêm, hỗ trợ các phương pháp khác nhanh hiệu quả hơn.
Việt Hà – Dịchtừ BB
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.