Mang thiên nhiên vào phòng bếp bằng sắc xanh cây lá

Mang thiên nhiên vào phòng bếp bằng sắc xanh cây lá
Cây xanh thường được các gia đình trồng trong vườn nhà hoặc dùng để tô điểm cho các không gian như phòng khách, phòng ăn… Nhưng có lẽ ít ai nghĩ đến việc trang trí phòng bếp thường xuyên nóng bức bằng cây cối. Trên thực tế, bếp là nơi thường xuyên cần được thanh lọc không khí, tăng cường oxy. Vì vậy, hãy tận dụng những diện tích bỏ ngỏ để bài trí cây xanh giúp không gian dễ chịu và trong lành hơn.

1. Tận dụng diện tích sàn bếp

Không quá khó khăn khi bạn đặt một vài chậu cây dưới sàn bếp. Những chậu cây xếp ngay ngắn tại nơi bạn ít đi lại sẽ giúp không gian bếp thêm xinh tươi mà không về vướng víu. Việc cần thiết là nên lựa chọn những cây thân mảnh, nhỏ nhắn vì nếu chọn những cây to việc đặt dưới sàn bếp sẽ gây cản trở lối đi và đụng chạm vào các đồ nội thất khác.
Mang thiên nhiên vào phòng bếp bằng sắc xanh cây lá
Những chậu cây xinh xắn được đặt ngay trên sàn bếp.

2. Trên kệ bếp

Kệ bếp là nơi thường xuyên được sử dụng trọn phòng bếp để chế biến món ăn, lau rửa bát đĩa… Hàng ngày, quanh quẩn bên chiếc tủ bếp đơn điệu khiến bạn đôi khi cảm thấy nhàm chán, buồn tẻ. Hãy thổi sức sống vào khoảng không gian này bằng những chậu cây nhỏ xinh đặt ngay trên kệ bếp.
Kệ bếp đơn điệu trở nên ấn tượng bởi những chậu cây nhỏ bé đáng yêu.
Như vậy, vừa chế biến thức ăn hay dọn dẹp vừa tranh thủ ngắm nhìn cây lá xanh tươi lớn lên từng chút một sẽ khiến tâm trạng của bạn vui vẻ, tràn đầy cảm hứng sáng tạo các món ăn ngon cho gia đình nhỏ thân yêu.

3. Bậu cửa sổ 

Khung cửa sổ ngập tràn ánh nắng ấm áp là nơi vô cùng thích hợp cho cây xanh phát triển. Vì vậy, hãy tận dụng bậu cửa sổ để trồng các loại cây cảnh, hay rau thơm, rau mầm hữu ích đều thích hợp. Ngoài ánh nắng, không gian nơi cửa sổ còn giúp bạn dễ dàng chăm bón, tưới tắm cho cây mà không lo làm ảnh hưởng đến khu vực nấu nướng.
Không gian xanh nhỏ xinh được tạo ngay trên bậu cửa sổ phòng bếp.
Các loại rau thơm xanh mướt bên khung cửa bếp ngập tràn ánh nắng ấm áp.
Mỗi ngày khi bước chân vào phòng bếp, mở toang khung cửa sổ đón nắng ấm thấy ‘khoảng xanh’ nhỏ bé tươi mơn mởn sẽ khiến bạn như được tiếp thêm năng lượng để bắt đầu ngày mới.

4. Trên tường

Nếu phòng bếp nhà bạn có diện tích khá khiêm tốn thì cũng đừng vội bỏ qua ý tưởng trang trí bằng cây xanh. Rất đơn giản, hãy tận dụng những khoảng tường trống đóng lên đó các giá treo chắc chắn. Sau đó móc các chậu cây và hoa lên giá là bạn đã có ngay điểm nhấn xanh mát lành ấn tượng ngay trong không gian nấu nướng.
Tận dụng tường trống mang cây xanh vào ‘điều hòa’ không khí phòng bếp.
Những chậu cây tươi tốt làm đẹp cho gian bếp.

5. Trên bàn ăn

Nếu bàn ăn được đặt ngay trong không gian bếp thì đừng bỏ lỡ khoảng trống trên bàn ăn để đặt vài chậu cây cảnh hoặc hoa mini. Không cần tốn kém cắm hoa mỗi ngày, chậu cây nhỏ trang trí giúp nơi sum vầy thêm tươi vui, gần gũi với thiên nhiên.
Bàn ăn không kém lung linh khi trang trí bằng chậu trồng hành xanh tốt.

6. Một vài lưu ý nhỏ khi trồng cây trong bếp

–    Để bài trí cây xanh trong phòng bếp hãy xác định diện tích để chọn cây có kích thước phù hợp. Không nên chọn cây quá to lấn át nếu diện tích không gian nấu nướng nhà bạn bé. Ngược lại cũng không nên chọn cây quá nhỏ nếu nhà bếp rộng rãi sẽ khiến cây bị lọt thỏm. Nên dành khoảng một phần mười diện tích cho cây xanh. 
Mọi góc nhỏ được tận dụng cho không gian xanh.
–    Nên trồng cây ở vị trí có nhiều ánh sáng, góc trống thoáng, tránh xa hơi nóng của bếp và mùi dầu mỡ. Ngoài ra, cũng cần đặt cây ở vị trí dễ dàng chăm sóc, tưới nước.
Các loại cây thân nhỏ nhắn phù hợp với không gian bếp.
–    Nên chọn những cây nhỏ nhắn, lá cây gọn không rậm rạp để tránh vướng víu ảnh hưởng đến việc nấu nướng. Bên cạnh đó, cũng nên chọn loại cây có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ, lưỡi hổ, thường xuân. Các loại cây gia vị thường có tinh dầu trong lá có thể xua đuổi côn trùng kiến, ruồi, muỗi… như cây húng quế, húng chanh, hành lá… Các loại rau quả như dứa, rau mầm, cà rốt, củ dền, tía tô… cũng thích hợp với môi trường phòng bếp. 
–    Cần thận trọng khi trồng và trang trí cây vạn niên, thiên điểu, đỗ quyên… trong phòng bếp bởi đó là những loài chứa độc tố.
–    Nếu bạn là người quan tâm tới phong thủy thì hãy chú ý chăm chút cây tươi tốt, xanh mát bởi phong thủy kỵ nhất là để cây héo úa trong nhà. Bởi cây giúp lưu thông khí và là thước đo trường khí của từng không gian sống.
Thiên Phúc
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Xem thêm:
Soi phòng ngủ lãng mạn của các hoa hậu Việt
Nhà nhỏ xinh 52m2 tại phố cảng Hải Phòng
Cách hóa giải cửa hai nhà đối nhau theo phong thủy

Thiết kế nhà phố 80m2 ở thành Vinh

Tư vấn xây nhà phố hai tầng một lửng xinh xắn ở Bình Dương
Cách bài trí bể cá theo phong thủy hút tài lộc cho gia chủ
Xây nhà vườn xanh theo phong cách cổ điển Pháp ở ngoại thành Hà Nội
10 mẫu đồng hồ treo tường tự làm sáng tạo

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.