Mặt trăng đang nhỏ đi!

Mặt trăng đang nhỏ đi!

Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, được đăng tải trên tạp chí Khoa học (Science) ngày 20-8, căn cứ vào các vết đứt gãy mới ở vỏ Mặt trăng.

Mặt trăng đang nhỏ đi!

Mặt trăng đang nhỏ đi, theo các nhà khoa học Mỹ. Ảnh: PA

Mặt trăng đang nhỏ đi!

Vết đứt trên bề mặt Mặt trăng. Ảnh: NASA/National Geographic

Có tổng cộng 14 vết đứt mới được tàu thăm dò Mặt trăng LRO của NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) chụp được. Theo nhà nghiên cứu Thomas R. Watters – công tác tại Trung tâm nghiên cứu hành tinh và Trái đất (Mỹ), nhiều khả năng các vết đứt này xuất hiện khi bên trong Mặt trăng bị lạnh đi và co lại trong hàng tỉ năm qua.

Trên Science, Watters và các cộng sự cho biết qua nghiên cứu kích thước các vết đứt này, họ ước tính kích thước của Mặt trăng hiện đã bị co lại khoảng 100m, khá nhỏ nên không thể quan sát được bằng mắt thường.

Mặt trăng nhỏ hơn Trái đất, với đường kính chỉ bằng ¼ so với Trái đất. Theo Watters, nó sẽ không biến mất và sự co lại của nó sẽ không ảnh hưởng tới Trái đất.

 

Theo TTO