Quá trình toàn cầu bị nén lại xảy ra với vệ tinh thiên nhiên của Trái đất, thông tin này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science của Mỹ.
Từ lâu, các nhà khoa học quan sát Mặt Trăng bằng kính viễn vọng đã thấy rằng dọc theo đường xích đạo của vệ tinh này đã hình thành một nếp gấp nhô lên khỏi bề mặt, với độ cao là 10 mét, kéo dài vài kilomet. Hiện nay, những thành tạo như vậy xuất hiện ở những vùng khác trên Mặt Trăng. Quá trình này dẫn đến những nếp gãy, không chỉ ở quy mô khu vực mà quy mô toàn Mặt Trăng.
Mặt trăng của chúng ta đang nhỏ lại.
Тhomas Watters, nhà thiên văn học làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Trái đất và Mặt Trăng thuộc Viện bảo tàng vũ trụ quốc gia ở Washington, giải thích: Kể từ ngày hình thành, Mặt Trăng bắt đầu đông cứng, vì thế quá trình co lại tiếp tục xảy ra.
Hậu quả của nó là Mặt Trăng bị giảm kích thước, diện tích bề mặt buộc phải giảm một cách tương ứng, xuất hiện những khe nứt, những mảng đứt gãy. Tình trạng ấy củng cố thêm cho giả thuyết về nguồn gốc của những sự thay đổi địa hình trong thời gian gần đây.
Nhà thiên văn hoc Watters kết luận: “Điều này chứng tỏ rằng Mặt Trăng vẫn là một thiên thể đang hoạt động”.
Theo các nhà thiên văn, dựa trên kích thước của những vết đứt gãy, có thể tính toán ra rằng, đường kính của Mặt Trăng chỉ giảm có 100 mét. Họ cũng trấn an mọi người là sự co lại của Mặt Trăng không gây ra một sự đe doạ nào đối với hành tinh của chúng ta và cũng chẳng bao giờ vệ tinh thân thiết của chúng ta biến mất.
Theo Vietnamnet