Mặt trời không ngủ ở Syalbard

Longyearbyen nằm ở vĩ độ 78 bắc thuộc hòn đảo Svalbard của Na Uy. Đảo Svalbard trước đây là một đảo không có người ở, nhưng hiện tại là đã có tới 1.100 người. Hòn đảo nằm cách Bắc cực chỉ có 1.000 cây số, và là nơi dừng chân của những người đi săn bắt cá voi từ châu Âu, Nga và Bắc Mỹ.

Mùa hè tại Bắc cực đồng nghĩa với 24 tiếng đồng hồ trời nắng liên tục, quãng thời gian này vào khoảng giữa tháng 4 đến giữa tháng 8. Trong khi đó mùa đông thì phủ ngập trong bóng đêm, kéo dài từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 2. Về nhiệt độ thì những ngày nóng nực nhất của tháng 6 chỉ lên đến 4 độ C, và vào tháng giêng thì thời tiết ở đây trung bình là âm 30 độ C.

Người dân vùng Syalbard đang được chứng kiến những cảnh tượng ít thấy ở các nơi khác trên thế giới, đó là việc mặt trời vẫn hiện diện vào lúc nửa đêm. Mặt trời không thực sự đi ngủ mà chỉ bị che khuất một phần lớn. Phần còn lại vẫn hiện ra ở phía chân trời trong sắc đỏ rất đẹp. Nhưng đây lại là hiện tượng bình thường ở vùng đất Bắc Âu này.

Những hình ảnh tại thị trấn Norwegian Arctic ở Longyearbyen, 4/2007:


Những hàng băng rủ xuống từ mái hiên một ngôi nhà trong thị trấn


Những tảng băng bị vỡ ra gần bờ biển của thị trấn Norwegian Arctic.


Hai chú chó đang kéo người đi xe đạp trên một con phố ở Norwegian Arctic. Xe trượt tuyết là phương tiện chủ yếu tại vùng đất này.


Trên bãi biển ở Norwegian Arctic, nhưng tảng băng bị vỡ ra bởi những cơn bão.


Người chạy bộ qua con phố có biển cảnh báo: nguy hiểm gấu trắng Bắc Cực.


Appy Sluijs nhà khoa học người Hà Lan đang khảo sát băng tuyết trong đáy hang của dòng sông băng Longyearbyen.


Hai nhà nghiên cứu khí hậu Lesley Butler và Rob Bell (phải) đang tắm nắng trên băng ở bờ biển Norwegian Arctic. Họ đang chứng minh rằng sự nóng lên của toàn cầu làm tan băng tại Arctic và chúng ta có thể bơi, tắm nắng trên bãi biển này.

Lại Hiền tổng hợp

 

Theo VTC news, Ảnh: Reuters