Một loạt nghiên cứu mới nhấn mạnh mối liên hệ giữa ngôn từ và sự nhận thức.
Nếu tôi cho bạn biết nhà của tôi là ngôi nhà màu xanh duy nhất trong dãy phố, bạn biết cách tìm ra nó hay không. Cho dù ngôi nhà có màu xanh lơ hay xanh nước biển thì sự nhận biết chung về “màu xanh” của chúng ta có nghĩa là chúng ta có thể truyền đạt về màu sắc. Paul Kay – nhà nghiên cứu của trường Đại học California ở Berkeley – muốn biết chính xác những gì mà điều đó có ý nghĩa đối với bộ não của chúng ta. Chúng ta đang nghĩ đến màu xanh hay từ ngữ sử dụng để diễn đạt nó hay không? Những từ ngữ chúng ta sử dụng có ảnh hưởng đến cách thức chúng ta nhìn bản thân màu sắc đó hay không? Theo Key, hai yếu tố trên có thể được gắn kết chặt chẽ với nhau ở bên trong não của chúng ta.
Mới đây Key đã trở thành đồng tác giả hai cuộc nghiên cứu mà đội ngũ nghiên cứu của ông tiến hành nhằm xác định xem sự nhận thức về màu sắc của chúng ta bị ngôn ngữ làm ảnh hưởng như thế nào. Trước tiên, mục đích để xác định xem liệu trẻ chưa phát triển kỹ năng ngôn ngữ sử dụng não trái hay não phải của chúng để nhận biết màu sắc. Nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng là người lớn sử dụng bán cầu não trái để nhận biết màu sắc; đây cũng là phần não bộ mà con người chủ yếu sử dụng để xử lý ngôn ngữ.
Màu sắc và ngôn ngữ: Liệu ngôn ngữ có thêm sắc thái cho nhận thức về màu sắc của chúng ta hay không? Hay nó ảnh hưởng theo cách khác? (Ảnh: James Steidl/ Homemade)
Các nhà nghiên cứu đã so sánh khả năng trẻ sơ sinh phản ứng lại sự thay đổi về màu sắc của cả hai bên vùng thị giác của chúng so với ở người lớn. Kết quả cho thấy rằng quá trình nhận biết màu sắc bắt đầu từ phần não bên phải và bằng cách nào nó truyền sang bên trái thông qua sự tiến triển của ngôn ngữ.
Nghiên cứu thứ hai liên quan đến những đối tượng được đặt máy fMRI (máy quét cộng hưởng từ) để đo vùng não nào bị tác động đưa ra những đánh giá về màu sắc cụ thể. Khi những màu gọi tên dễ dàng (đỏ, xanh dương, xanh lá cây) xuất hiện, các vùng não bộ của đối tượng dành cho việc lấy lại từ ngữ biểu hiện nhanh nhẹn hơn lúc chúng được tiếp nhận với những màu phức tạp hơn (màu hồng tía, màu xanh dương thẫm). Key tin rằng đó là do những nhận thức màu sắc của chúng ta được liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ của chúng ta.
Năm ngoái, khi trình bày trên tờ New Yorker, John Colapinto đã đi thăm bộ tộc Pirahã ở miền tây bắc Brazil. Ông cùng đi với Dan Everett – giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ, người đã nghiên cứu bộ tộc này qua ba thập niên. Người Pirahã sử dụng một ngôn ngữ đặc biệt kì lạ, không có liên quan gì đến những ngôn ngữ tồn tại ngày nay. Một trong những đặc điểm ngoại lệ của ngôn ngữ này là nó không có ngôn từ nào gắn kết với màu sắc. Người Pirahã sử dụng các đoạn mô tả để truyền đạt ý nghĩa của màu sắc:
“Vì vậy nếu bạn đưa cho họ xem một các tách màu đỏ, họ sẽ nói, “Cái này trông giống như máu,” Everett nói. “Hoặc họ có thể nói, “Cái này giống như trái vrvcum” – một loại quả mọng ở địa phương mà họ dùng để triết xuất màu nhuộm đỏ.””
Đây là trường hợp màu sắc và ngôn ngữ là một và giống nhau theo nghĩa đen. Đối với người Pirahã, sự kết nối được đưa đến tận cùng theo logic. Chúng ta vẫn chưa hiểu sự kết nối giữa hai yếu tố cuối cùng là như thế nào, hay nó ảnh hưởng đến tính chủ quan của chúng ta như thế nào, nhưng những nghiên cứu tiếp theo sẽ mang chúng ta đến gần các lời giải đáp hơn.