Trong thời gian gần đây đang xôn xao vụ phơi nhiễm HIV các bác sĩ tại bệnh viện phụ sản. Cùng xem những mẹo giúp xử lý khi không may bị phơi nhiễm HIV.
Thông tin 18 bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản bị phơi nhiễm HIV sau khi tiến hành cấp cứu cho một bệnh nhân mang bầu bị nhiễm HIV đã làm nhiều người cảm thấy lo lắng. Trong số bác sĩ đó có 3 bác sĩ đang trong quá trình mang bầu.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra mọi người cần phải biết cách xử lý kịp thời khi có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV dù bị kim tiêm đâm phải hay tiếp xúc không an toàn với người bị nhiễm HIV. Cùng xem những điều bạn cần biết để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh mình.
Xử lý vết thương tại chỗ
Khi bị phơi nhiễm HIV việc cần làm đầu tiên là bạn cần phải xử lý vết thương tại chỗ.
-
1
Xử lý khi bị vật nhọn đâm vào
Trong trường hợp phơi nhiễm HIV do các vật nhọn như bơm kim tiêm dính máu HIV đâm phải thì hãy nhanh lấy vật gây ra tổn thương ra khỏi da và rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Bạn hãy để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, tuyệt đối không được nặn, bóp vết thương.Tiếp sau nên rửa tay kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút. và nước sạch. Bạn tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương, tuyệt đối không nên kỳ cọ ngay chỗ vết thương đó.
Bạn có thể xem thêm cách xử lý khi dẫm phải kim tiêm chứa HIV để bảo vệ sức khoẻ cho mình.
-
2
Xử lý vết thương qua niêm mạc mắt
Nếu bạn bị phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì nên rửa sạch bằng nước cất hoặc nước muối Nacl 0,9% liên tục trong vòng 5 phút. Khi rửa bạn hãy nghiêng mắt để dung dịch nước muối tự chảy ra ngoài. Kéo các máu dịch của virus HIV đi ra tránh để không đi vào cơ thể.
-
3
Xử lý phơi nhiễm qua miệng mũi
Phơi nhiễm qua miệng, mũi….thì bạn nên nhỏ bằng nước cất hay dung dịch Nacl 0,9% và xúc miệng bằng dung dịch Nacl 0,9% nhiều lần.
Đặc biệt khi rửa mũi hãy nghiêng để dung dịch nước muối tự chảy ra. ngoài kéo theo máu dịch của virus HIV thay vì để nó đi vào cơ thể. Mỗi lần súc miệng, hãy nhổ nước ra ngoài, sau đó tiếp tục.Khi nghi ngờ khả năng bị lây nhiễm HIV chúng ta phải báo cáo người phụ trách và làm biên bản (ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm).
Đánh giá nguy cơ bị phơi nhiễm
-
1
Những người có nguy cơ bị phơi nhiễm cao
– Người bị tổn thương qua da sâu, bị chảy máu khá nhiều.
– Máu và dịch của người bị HIV bắn vào các vết thương hay niêm mạc bị loét từ trước.
-
2
Những người nguy cơ bị phơi nhiễm thấp
– Tổn thương da sây sát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
– Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm lóet.
Xét nghiệm máu nhận biết HIV
-
3
Người không có nguy cơ
– Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.
Cách điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virus HIV ( ARV)
Với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus HIV ( ARV). Còn những người có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể dự phòng bằng loại thuốc này.
Trong trường hợp này nên điều trị bằng thuốc ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao càng sớm càng tốt. Tốt nhất là người bị phơi nhiễm nên điều trị sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và tuyệt đối không điều trị muộn sau thời gian 72 tiếng.
Thời gian điều trị ARV kéo dài khoảng 4 tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC. Với những trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn sẽ được điều trị dự phòng miễn phí còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng thì không có chế độ này.
Những người phơi nhiễm có thể mua thuốc tại hiệu thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do Việt Nam sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng.
Xem thêm: