1. Hãy bắt đầu bằng việc lắp đặt ở một chỗ thích hợp
Không nhất thiết bạn phải lên kế hoạch chi tiết để đặt những đồ đạc gì trên giá bát đĩa. Đơn giản, nếu bạn thấy vị trí bạn đang xem phù hợp để lắp chúng, hãy bắt tay vào thực hiện luôn. Sau đó, bạn có thể đặt những đồ phù hợp lên các giá bạn vừa lắp.
2. Chú ý đến tính khoa học khi bày đặt đồ trên giá
Tùy thuộc vào tần suất sử dụng đồ mà bạn nên bố trí chúng ở những vị trí thích hợp. Ví dụ, các đồ bạn hay dùng nên được đặt ở các giá thấp để tiện lấy chúng và các đồ bạn ít dùng thì nên được để ở các giá bên trên cao hơn.
3. Không đặt những đồ nặng lên trên cao
Thêm một chú ý nữa liên quan đến an toàn sử dụng, bạn không nên đặt các vật nặng trên giá cao phòng những trường hợp chúng rơi và gây thương tích cao.
4. Sắp xếp lại vị trí để đồ
Sau khi đã đặt đồ lên giá, hãy đứng nhìn bao quát từ xa để đánh giá tính hài hòa của tổng thể giá đồ. Nếu sự sắp xếp của bạn chưa khoa học, tiện dụng và bắt mắt, hãy xem xét và bày đặt lại.
5. Không nên đặt quá nhiều đồ và làm quá nhiều giá trong một căn bếp chật
Những giá bát đĩa mở có thể khiến căn phòng của bạn nhìn rộng và thoáng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng kiểu thiết kế này bằng việc lắp nhiều giá và đặt nhiều đồ, cách làm của bạn sẽ phản tác dụng và làm phòng bếp nhìn chật hẹp hơn.
6. Phân tách khu vực để đồ
Việc phân tách khu vực để đồ giúp bạn quản lý vật dụng để trên giá dễ dàng hơn và nhìn góc bếp của bạn gọn gàng, ngăn nắp hơn.
7. Bày, đặt đồ mang tính thẩm mỹ
Nếu bạn biết quan sát một chút, bạn có thể sắp đặt vị trí của các đồ vật trên giá sao cho nhìn chúng toát lên tính thẩm mỹ chuyên nghiệp. Do đó, giá để bát đĩa không đơn giản chỉ là nơi để đồ mà còn là nơi để bạn thể hiện óc thẩm mỹ và tài sắp xếp đồ vật của mình.
8. Tập trung vào 1 hoặc 2 chất liệu chính
Để tăng nét đặc trưng trong thiết kế giá treo tường phòng bếp, bạn nên lên kế hoạch để mua các đồ theo các chất liệu nhất định để tăng tính thẩm mỹ cho phòng. Ví dụ, bạn chỉ nên mua các đồ bằng sứ hay thủy tinh mà thôi. Việc sử dụng nhiều chất liệu không đồng bộ có thể khiến góc để đồ của bạn không có phong cách riêng và không có điểm nhấn.
9. Tận dụng những góc thích hợp để làm thêm giá để đồ
Với những góc thế này, bạn có thể lắp thêm các giá gỗ để đồ chắc chắn để để nhiều bát đĩa và lọ thủy tinh một cách an toàn và tiện dụng.
10. Làm giá thấp nhỏ, vừa tay với
Ngoài các ý tưởng làm giá để bát đĩa dài, nhiều tầng ở trên cao, nếu không gian bếp nhà bạn cho phép để lắp thêm các giá thấp nhỏ, hãy thử làm theo mẫu này và bạn sẽ thấy chúng vô cùng tiện dụng và thân thiện.
11. Thiết kế giá để tiện cho việc vệ sinh và lau chùi giá
Giống bất kể không gian nào trong phòng, bạn cần thường xuyên lau chùi giá để bát đĩa để tránh bụi bẩn và đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc các đồ dùng trên giá, do đó bạn nên thiết kế bề mặt và các góc cạnh của giá bát đĩa sao cho chúng tiện cho việc vệ sinh nhất có thể.
12. Cân nhắc đến việc trang trí khu vực giá để bát đĩa
Nếu có thể, bạn có thể làm cho khu vực để bát đĩa trở nên sinh động hơn bằng một bình hoa hay các vật dụng trang trí phù hợp với bố cục phòng của bạn.
13. Làm nhiều giá và tận dụng không gian rộng để làm các giá cao
Đừng ngại làm các giá cao và để đồ trên đó, cho dù phải dùng ghế hay thang để đặt chúng lên hay lấy chúng xuống, nếu không gian nhà bạn cho phép. Thực tế cho thấy, nếu bạn không biết tận dụng những khoảng trống trong phòng, căn phòng của bạn có thể nhìn đơn điệu, trống vắng và tẻ nhạt.
Nguyễn Mai – Nguồn: Houzz
(Theo Congluan.vn)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.