Đi chợ hằng ngày làm sao để hạn chế chi phí tối thiểu là vấn đề làm đau đầu các bà nội trợ. Hãy tham khảo một số mẹo sau để tiết kiệm khi đi chợ nhé.
-
1
Có kế hoạch từ trước
Để ngăn chặn việc chi tiêu vượt mức và mua phải những thứ không cần thiết, bạn cần phải lập ra một quỹ chi tiêu hàng tháng, và làm một danh sách những thứ bạn cần phải mua trong tuần. Bằng cách này, nếu bạn có lỡ tay chi mạnh trong tuần thứ 1, thứ 2 thì bạn sẽ biết cách để điều chỉnh việc mua sắm của mình trong 2 tuần cuối cùng của tháng. Hãy biết cách tổ chức những bữa ăn chính và ăn vặt tùy vào túi tiền đã hoạch định của mình. Bằng cách đó, bạn sẽ không phải tiêu tốn nhiều tiền cho những thứ phù phiếm.
-
2
Canh khuyến mãi, giảm giá
Bất cứ khi nào bạn quyết định mua sắm, hãy tìm hiểu xem các món hàng mình muốn mua có nằm trong nhóm đối tượng đang được giảm giá hay không. Thẻ hội viên cũng là một cách tốt để giúp bạn tiết kiệm. Đừng khinh thường những điểm số tích lũy, bởi nó có thể giúp bạn có thêm được một khoản tiền nho nhỏ trong các lần mua sắm tiếp theo. Một số cửa hàng, siêu thị còn có dịch vụ gửi mail cho khách hàng và đó là kênh thông tin hữu ích.
-
3
Mua thực phẩm theo mùa
Trái cây và rau xanh nếu được mua đúng mùa sẽ rẻ hơn rất nhiều so với khi mua trái mùa.
-
4
Thực phẩm đóng hộp
Những loại thực phẩm này luôn có thể bảo quản được trong thời gian lâu hơn thực phẩm tươi. Chính vì thế, bạn có thể mua chúng với số lượng lớn trong thời điểm giảm giá và không phải lo ngại rằng chúng sẽ bị hỏng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều loại rau quả đóng hộp có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với khi nó còn tươi. Tuy vậy, một số trong chúng có chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản… Chính vì thế, bạn vẫn phải cần cân nhắc khi lựa chọn. Cá hộp, thịt hộp cũng là lựa chọn cần thiết, có thể để dành được lâu.
-
5
Mua hoa quả, rau xanh còn nguyên
Bất kỳ loại trái cây nào một khi đã được gọt vỏ, cắt lát… thì cũng luôn đắt hơn so với khi chúng được bán nguyên quả. Sẽ không có gì là quá khó khăn khi bạn bỏ ra một vài phút cho công đoạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát để tiết kiệm thêm cho mình một vài nghìn quý giá.
-
6
So sánh giá cả đúng cách
Giá cả trên nhãn hàng ở mức thấp nhất không phải bao giờ cũng là giá cả ưu việt nhất. Thay vì nhìn vào bảng giá đó, bạn hãy quay sang so sánh giá cả trên đơn vị được niêm yết trực tiếp ở bên dưới mỗi mặt hàng. Bằng cách này bạn sẽ biết được chi phí trên mỗi gram, mỗi lít… là bao nhiêu để từ đó quyết định lựa chọn mặt hàng có giá trị tốt nhất.
-
7
Không lãng phí thức ăn thừa
Thay vì bỏ thức ăn thừa, bạn hãy để dành chúng cho bữa ăn tiếp theo. Bạn có thể tăng lượng thực phẩm chế biến lên gấp 2, gấp 3 rồi chia ra thành từng phần nhỏ hơn, cho vào hộp và cất vào ngăn đông lạnh.