Tắc tia sữa là một trong những bệnh gặp khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh, nhất là những bà mẹ sinh con đầu lòng. Biểu hiện của bệnh là hai bầu vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Bệnh thường gây ra những khó chịu và đau đớn khiến sản phụ hoang mang, lo lắng, thậm chí muốn từ bỏ việc cho con bú. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các chị em có thể phòng tránh được nguy cơ mất sữa do tắc tia sữa.
Nguyên nhân gây ra tắc tia sữa
Sữa mẹ được sản xuất từ các tuyến sữa, sữa ở các tuyến qua các ống nhỏ rồi đổ vào các ống lớn đi qua đầu vú mỗi khi bé bú. Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su dẫn nước. Tạo hóa khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Lúc mới tắc bạn nặn sữa vẫn còn, em bé vẫn bú được chút ít. Sau đó ống dẫn bị tắc căng phồng lên, chèn ép toàn bộ các ống dẫn khác dẫn đến hai bầu vú bị tắc và ứ sữa . Mỗi đầu vú có khoảng từ 5-8 ống, đây cũng chính là cửa ngỏ để vi khuẩn xâm nhập vào ống tuyến sữa. Chính vì thế việc giữ gìn vệ sinh đầu vú là rất quan trọng. Vi khuẩn xâm nhập hoặc sau khi trẻ bú mà vẫn chưa hết sữa, người mẹ không chịu khó nặn/hút cho hết sữa cũ cũng dễ khiến cho ống tuyến sữa bị tắc di sữa còn thừa lần trước vón cục, chặn ở đầu ống sữa đề đảm bảo sức khỏe cho bé.
Làm gì khi bị tắc tia sữa?
Thứ nhất: massage ngực chống vón cục
Massage bằng tay để bầu ngực người mẹ mềm ra, túi sữa vón cục bên trong cũng tan đi, “mở đường” cho sữa mới chảy ra. Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa massage sẽ làm tan các vị trí sữa mới đông kết. Các mẹ massage từ từ theo vòng tròn tăng dần khoảng 20 – 30 lần, rồi làm ngược lại, thực hiện nhiều lần như trên. Động tác massage có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi hiện tượng tắc tia sữa đã rõ ràng. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, các bà mẹ phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn sẽ giúp đỡ đau và hiệu quả hơn. Đi kèm massage là chườm nóng, với mục đính chính là để cho bầu ngực mềm hơn, bổ trợ cho những động tác massage giúp lưu thông các tia sữa nhanh hơn.
Thứ hai: Dụng cụ hút sữa
Hiện nay trên thị trường có bán dụng cụ hút sữa, giúp hỗ trợ các mẹ hút sữa khi bé không bú hết để sữa lưu thông, tránh sữa bị vón cục gây tắc tia sữa.
Mẹo vặt trị tắc tia sữa theo dân gian
+ Lấy khoảng 30g lá mít non, 50g lá chè tươi nấu thành nước uống hàng ngày thay nước chè.
+ Giã nát lá bồ công anh, lá gấc (mỗi thứ một nắm) với một chút rượu, đắp lên rồi băng lại.
+ Quả mướp tươi: 250-300g, gọt vỏ, nấu sôi với 10g muối ăn trong 1 lít nước, uống hàng ngày cho tới khi sữa về.
+ Lấy xôi nếp khi vẫn còn nóng, bọc vào khăn vải mềm rồi từ từ, xoa, chườm theo nguyên tắc từ ngoài vào trong cho đến khi xôi nguội.
+ Hạt cây rau mùi lấy 6g, đun sôi cùng với 100ml nước trong khoảng 15, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
+ Lấy quả đu đủ non nướng qua trên bếp cho nóng, sau đó cắt lát mỏng rồi đắp lên hai bên bầu ngực cũng giúp trị tắc tia sữa.
+ Hành tím, cắt lát mỏng chừng 1,5mm, đặt lên bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm sau đó băng lại, làm ngày hai lần, kết hợp với xoa bóp ngực. Sau khoảng 4 ngày, tình trạng này sẽ chấm dứt.
+ Lấy 30g quả trâu cổ, 100g gạo nếp, 2 cái móng giò heo, tất cả đem đun lên nấu cháo ăn hàng ngày tới khi sữa về nhiều là được.
+ Dùng viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm chút rượu vào, sau đó bôi lên bầu vú rồi dùng khăn đắp lên. Sau vài tiếng bạn lấy cơm nóng chườm và xoa bóp bầu ngực, làm liên tục trong 2 ngày để có hiệu quả cao nhất.
+ Lấy lá diếp cá và đinh lăng, mỗi thứ một nắm. Sau khi rửa sạch, cho cả 2 loại này vào giã nhuyễn rồi đắp lên bầu ngực, băng lại. (Có thể thay những lá này bằng lá tía tô và rau dừa nước cũng có hiệu quả tương tự)
(Theo MC)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.