Một nghiên cứu mới về các khu vực ô nhiễm cho thấy vùng Tây Amazon, một khu vực vô cùng đa dạng về sinh học và văn hóa, có thể đã bị ô nhiễm do ô nhiễm dầu lan rộng trong thời kì 30 năm qua. Nghiên cứu này sẽ được trình bày trong hội nghị Goldschmidt tại Sacramento, California.
Hầu hết các rừng nhiệt đới trên thế giới đều có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu tại Tây Amazon trong những năm 1920 và đạt đỉnh điểm vào những năm 1970, nhưng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng, hiện nay đang kích thích một sự tăng trưởng mới trong khai thác dầu mỏ và khí đốt. Khoảng 70% vùng Amazon của Peru đã được khai thác dầu và vào giữa những năm 1970 và 2009.
Lần đầu tiên, một nhóm các nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha đã sưu tập một cơ sở dữ liệu về các phân tích hóa học thực hiện tại khu vực phía Tây Amazon qua thời kì từ năm 1983 tới năm 2013. Những phân tích này thuộc nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các cơ quan công và các công ty dầu mỏ của Peru. Mặc dù những kết quả nghiên cứu này vẫn cần được hỗ trợ thêm, nhưng kết quả này cũng đã làm tăng các mối quan ngại đáng kể.
Nhà nghiên cứu Raúl Yusta Garcia miêu tả về các phát hiện:
“Chúng tôi đã xem xét 18 mẫu nước thải lấy từ 10 nhánh khác nhau của sông Amazon. Chúng tôi có thể lấy ra các kết quả phân tích qua thời kì kéo dài 30 năm, từ năm 1983 đến 2013, cho phép chúng tôi đánh giá sự biến đổi của 9 chất ô nhiễm khác nhau, chẳng hạn như chì (Pb), thủy ngân (Hg) và cadimi (Cd). Chúng tôi đã nhận thấy 68% các mẫu có nồng độ chì vượt quá giới hạn cho phép của Peru, và 20% số mẫu có nồng độ cadimi vượt giới hạn.
Chúng tôi cũng có thể so sánh mức ô nhiễm ở thượng lưu và hạ lưu của một số vị trí thải. Với một số mẫu, chúng tôi phát hiện thấy nồng độ clo trung bình cao gấp 11 lần ở phần hạ lưu so với trong nước thải ở vị trí thượng lưu. Ô nhiễm do khai thác giàu mỏ giảm xuống trong năm 2008, tuy nhiên nguy hiểm đó là nhu cầu tăng gây ra ô nhiễm gia tăng”.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Antoni Rosell-Mele bổ sung thêm:
“Chưa có nghiên cứu được công bố nào để đánh dấu rằng, báo cáo tác động gây ô nhiễm của các hoạt động khai thác dầu mỏ tại các khu rừng nhiệt đới nguyên sơ hẻo lánh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ô nhiễm lan rộng ở các khu vực này. Nồng độ các chất ô nhiễm tăng không phải chỉ do sự cố tràn dầu, mà còn do quá trình khoan và khai thác. Những quá trình này không được quan trắc, giám sát một cách có hiệu quả trong các khu vực hẻo lánh cho tới tận bây giờ. Một số chất ô nhiễm này có thể đi vào chuỗi thức ăn của con người và các khu vực nào đó bị ảnh hưởng tác động bởi dầu tràn trên mặt đất đang cung cấp nơi sống cho cuộc sống hoang dã, trong đó có nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng”.
Theo Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)