Một nhóm người Brazil có thể hiểu được những số lượng chính xác mà không cần phải gọi tên chúng.
Số 1 là con số cô đơn nhất mà bạn từng đếm, đặc biệt là khi bạn không có cả từ dành cho nó. Theo một công trình nghiên cứu mới, đó là trường hợp của người Pirahã, cư dân rừng nhiệt đới Amazon của Brazil, bộ lạc không có từ dành cho số 1 hoặc bất kỳ con số chính xác nào.
Theo một nhóm nghiên cứu do nhà khoa học nhận thức Edward Gibson, Viện Công nghệ Massachusetts dẫn đầu thì cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được sự thiếu hụt cách diễn đạt số 1 trong bất kỳ ngôn ngữ nào.
Vậy mà những người Pirahã vẫn có thể xác định được số vật mà người thử nghiệm đặt trước mặt họ. Phát hiện mới này thách thức khái niệm từ lâu rằng chữ số cho phép con người nghĩ đến và nhận ra những số lượng đồ vật chính xác.
Theo đồng tác giả Michael Frank, “Kết quả này cho thấy chữ số không thay đổi biểu hiện số hàm ẩn của chúng ta, nhưng thay vào đó là kỹ thuật nhận thức để theo dõi kích cỡ chính xác của những nhóm lớn qua thời gian và trong những ngữ cảnh khác nhau.”
Công trình mới được đăng tải trực tuyến ngày 10 tháng 6 và sẽ xuất hiện trong tờ Cognition sắp tới.
Một người Pirahã tham gia vào thí nghiệm chứng tỏ ngôn ngữ của họ không có chữ số, ngay cả số 1.
|
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu kiểm tra xem người Pirahã có dùng chữ đếm hay không, theo như mô tả trong một công trình năm 2004 do nhà ngôn ngữ học xã hội Peter Gordon, ĐH Columbia tiến hành. Gordon kết luận rằng bộ tộc Brazil có các từ dành cho số 1, 2 và nhiều. Tuy nhiên, Daniel Everett – ĐH Bang Illinois,nhà nghiên cứu Pirahã lâu năm và là đồng tác giả của công trình, nghi vấn về kết quả của Gordon.
Công trình mới khám phá mối bất đồng của Everett rằng không có từ dành cho các số chính xác tồn tại trong ngôn ngữ Pirahã. Đối với mỗi người trong 6 tình nguyện viên Pirahã, một nghiên cứu viên đặt một ống cuộn lên bàn và thêm các ống cuộn từng cái một cho đến khi đến 10 cuộn. Với mỗi số, người thử nghiệm sử dụng ngôn ngữ Pirahã hỏi tình nguyện viên “Đến bao nhiêu rồi?” Bốn trong số tình nguyện viên sau đó cũng thực hiện điều này khi các nhà khoa học bỏ đi từng cuộn từ 10 xuống còn 1.
Những người tham gia sử dụng cùng 3 từ để chỉ lượng khác nhau rõ rệt khi xử lý các số cuộn tăng dần hay giảm dần. Đối với số tăng dần, những số này tương ứng với một, hai và nhiều. Với số giảm dần, cùng 3 từ đó được dùng để chỉ từ một đến sáu cuộn, từ bốn đến mười cuộn và từ bảy đến mười cuộn.
Những kết quả này cho thấy 3 từ Pirahã chỉ số lượng chung, ví dụ như ít, một số và nhiều. Nhiều nhóm cư dân khác, cũng như bộ lạc Pirahã trong nghiên cứu của Gordon, được ghi nhận là có từ dành cho một, hai và nhiều chỉ dựa trên phản ứng tăng dần số lượng. Một số nhóm, như Pirahã, cũng thiếu các chữ số khi phản ứng lại số lượng giảm dần.
Trong thí nghiệm thứ 2, 14 người Pirahã trưởng thành tạo lại số lượng chính xác vật mặc dù thiếu chữ số. Những người tham gia đối diện với một hàng có từ 1 đến 10 cuộn gần như chọn cùng một số đó cho các bong bóng chưa bơm để đặt vào một hàng. Tuy vậy, cũng những người này khá vụng về khi thực hiện yêu cầu phải theo dõi và nhớ lượng chính xác, ví dụ như chọn số lượng bong bóng tương đương sau khi quan sát một thí nghiệm viên bỏ từng cuộn một vào một cái can.
Chữ số là những phát minh văn hóa tăng cường mạnh mẽ khả năng theo dõi số lượng vật thể lớn. Vì vậy những người nói ngôn ngữ có chữ số sẽ thấy dễ dàng khi nhớ lại và tạo lại số lượng cuộn được bỏ vào can.
Các ý kiến khoa học khác nhau đối với những gì công trình mới này chỉ ra về suy nghĩ số học của người Pirahã. Nhóm của Gibson và Frank đã thực hiện được một trường hợp hay về việc thiếu các từ Pirahã chỉ số lượng chính xác, bao gồm cả số một, theo như nhà tâm lý học David Barner, ĐH California, San Diego, nhận xét.
Nghiên cứu riêng của Barner cho thấy trẻ em nói tiếng Anh thường không nhận ra ngay lập tức rằng danh từ đơn, ví dụ như một quả chuối (a banana), biểu hiện con số tương đương với 1 quả chuối (one banana). Vào lúc 2 tuổi, trẻ hiểu rằng 1 đề cập đến những đơn vị đơn nhưng giả thiết rằng “a” nghĩa là “ít nhất 1”. Khi chúng học các từ khác như một số (some) và tất cả (all), trẻ em thường chấp nhận nó là số thay thế cho 1.
Nhà tâm lý học ĐH Harvard Elizabeth Spelke đồng ý rằng Pirahã thiếu chữ số nhưng thắc mắc liệu họ có hiểu được hàm ý số lượng chính xác như Frank đề nghị. Spelke cho biết “Câu hỏi đáng kể ở đây là liệu khái niệm số chính thức, ví dụ như số 7, có tùy thuộc vào chữ số và việc đếm ra bằng lời hay không, vẫn còn bỏ ngỏ.”
Các tình nguyện viên Pirahã có thể ghép số lượng chính xác bong bóng với các ống cuộn bằng cách sử dụng luật ngón tay không số, ví dụ như “một thứ bên phía bạn tương đương một thứ bên phía tôi.”
Frank có biết đến khả năng đó. Trong các nghiên cứu sâu hơn, ông lên kế hoạch tìm hiểu liệu người Pirahã có hiểu rằng, khi một vật được thêm vào hoặc bỏ đi khỏi một nhóm nhiều vật giống hệt nhau, số lượng bị thay đổi. Ông cũng muốn xem người Pirahã sử dụng các từ định lượng chung chung như thế nào, ví dụ như “tất cả” và “không gì cả” để xử lý lượng vật thể tăng dần hay giảm dần.
Gordon đồng ý với quan điểm của Spelke và thêm rằng dữ liệu mới hợp với tranh luận trước đây của ông rằng người Pirahã sử dụng từ tương đương với 1, 2 và nhiều. Ông cho rằng trong tiếng Anh từ các dùng tương đương là “một cặp/hai” (a couple of). Cụm từ này thường đề cập đến 2 vật nhưng đôi khi được dùng cho các số hơi lớn hơn.
Trong nghiên cứu của Gibson và Frank, người Pirahã hiểu nghĩa chung của 2 nếu họ nghe đến chúng ngay sau từ 1. Vì vậy, theo thứ tự đến cuộn tăng dần, những người tham gia chỉ sử dụng 1 để nói đến một cuộn duy nhất và từ 2 để chỉ một cặp cuộn hoặc đôi khi là các số lớn hơn. Theo thứ tự giảm dần, từ 2 lại đi trước 1, khiến cho họ nhầm lẫn và cách sử dụng từ biến đổi.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn trông đợi vào dân làng Pirahã để tiến hành các nghiên cứu khoa học sâu hơn về mối liên hệ giữa số và ngôn ngữ.