Mối liên hệ giữa giông bão và hiện tượng ấm lên toàn cầu

Mối liên hệ giữa giông bão và hiện tượng ấm lên toàn cầu

Tần số những đám mây rất cao ở những vùng nhiệt đới của Trái Đất – loại mây thường gắn liền với những đợt giông bão dữ dội – đang tăng cao do hiện tượng ấm lên toàn cầu, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, Pasadena, Calif.

 

Trong buổi thuyết trình trong cuộc họp của Hiệp hội địa vật lý Hoa Kỳ tại San Francisco, nhà nghiên cứu của JPL Hartmut Aumann đã trình bày kết quả của nghiên cứu dựa trên tài liệu trong 5 năm của thiết bị thăm dò khí quyển hồng ngoại (AIRS) trên tàu vũ trụ Aqua của NASA. Dữ liệu AIRS được sử dụng để quan sát một số loại mây nhiệt đới có liên quan đến những giông bão mạnh, mưa lũ và mưa đá. Thiết bị có khả năng dò tìm khoảng 6.000 những đám mây như vậy một ngày. Aumann và nhóm nghiên cứu đã phát hiện mối tương quan giữa tần số của những đám mây và sự biến đổi nhiệt độ trung bình bề mặt nước biển theo mùa ở những vùng biển nhiệt đới.

Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng 1 độ C (1,8 độ F) thì nhóm nghiên cứu quan sát thấy tần số những đám mây rất cao tăng 45%. Với tốc độ ấm lên toàn cầu hiện tại vào khoảng 0,13 độ C (0,23 độ F) một thập kỷ, nhóm nghiên cứu nhận định tần số của những đợt giông bão nặng nề sẽ tăng khoảng 6% một thập kỷ.

Mối liên hệ giữa giông bão và hiện tượng ấm lên toàn cầu
Những đám mây rất cao, được biết đến như những đám mây đối lưu sâu, thường gắn liền với những đợt giông bão dữ dội và mưa nhiều. Trong bức ảnh AIRS của cơn bão Katrina, được chụp ngày 28 tháng 8 năm 2006, một ngày trước khi Katrina tiến vào Louisiana, bao quanh mắt bão là một cụm 528 đám mây đối lưu sâu (màu xanh đậm). Nhiệt độ của những đám mây như vậy nhỏ hơn 210 độ Kelvin (-82 độ F). (Ảnh: NASA/JPL)

Những nhà khí tượng học từ lâu đã dự đoán rằng tần số và cường độ của những đợt giông bão nặng có thể tăng hoặc có thể không tăng cùng với hiện tượng ấm lên toàn cầu. Aumann cho biết những kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cải thiện giả thuyết này.

Aumann giải thích: “Mây và mưa là mắt nối yếu nhất trong công việc dự đoán thời tiết. Sự tương tác giữa sự ấm lên của bề mặt nước biển dưới điều kiện thời tiết hoàn toàn bình thường và sự gia tăng việc hình thành những đám mây thấp, những đám mây cao và mưa rất phức tạp”.

Những đám mây cao mà chúng tôi quan sát – ở độ cao 20 km (12 dặm) so với mực nước biển – thể hiện khó khăn lớn nhất cho những mô hình khí hâu. Những mô hình này không thể phân tích những cấu trúc mây nhỏ hơn khoảng 250km (155 dặm)”.

Kết quả của nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, nhất quán với nghiên cứu của Frank Wentz và các đồng nghiệp do NASA tài trợ năm 2005. Nghiên cứu đó phát hiển rằng tỷ lệ mưa toàn ầu là 1,5% một thập kỷ trong vòng 18 năm. Giá trị này cao gấp 5 lần đự đoán của những mô hình khí hậu được sử dụng trong báo cáo năm 2007 của Ban hội thẩm đa chính phủ về thay đổi khí hậu.

JPL quản lý dự án AIRS cho Ban giám đốc khoa học tên lửa của NASA, Washington. Để biết thêm thông tin về AIRS, truy cập vào địa chỉ http://airs.jpl.nasa.gov/ .

 

Theo G2V Star (ScienceDaily)