Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng

Cùng hiểu hơn về hai quái vật biển cá nhà táng và mực khổng lồ trong cuộc chiến đấu tranh sinh tồn giữa chúng.

>>> 10 thủy quái nổi tiếng nhất mọi thời đại

Những ngư dân Bắc Âu thường kể lại rằng, ngày xưa, có một con quái vật biển, thỉnh thoảng nổi lên từ đáy biển. Nó tung những cái vòi dài giống như con rắn khổng lồ, quấn vào cột tàu, lôi các con tàu xuống đáy biển và ăn thịt thủy thủ chết chìm trong nước. Sau những phát hiện liên tiếp, loài động vật này phần nào đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng với loài người. Nó được gọi với cái tên: mực khổng lồ – một chi gồm nhiều loài với tên khoa học là Architeuthis.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng
Con quái vật to lớn trong những câu chuyện của ngư dân Bắc Âu.

Nói đơn giản, đó là những con quái vật thân mềm to lớn với những xúc tu vĩ đại, có thể to lớn gấp hàng chục lần chúng ta.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng
Xác một con mực khổng lồ dạt vào bờ biển.

Loài người biết rất ít về mực ống khổng lồ bởi chúng sống dưới tầng nước sâu ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đây là loài thân mềm có kích thước lớn và sở hữu đôi mắt “quá khổ” nhất trong thế giới động vật. Các nhà khoa học cho rằng, mực ống khổng lồ có thể đạt đến chiều dài 18m và trọng lượng đến khoảng một tấn.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng

Tưởng chừng với kích thước đáng sợ như thế, con “quái vật” này có thể tung hoành khắp các đại dương mà không sợ bất cứ một sinh vật nào. Thế nhưng, chúng có một kẻ thù không đội trời chung, đó là một con quái vật to lớn khác của đại dương – cá nhà táng (sperm whale), loài động vật ăn thịt to lớn nhất hành tinh.

Một chú cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5m và nặng tới 45 tấn. Đây cũng là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng
Cá nhà táng thường lặn xuống rất sâu để tìm kiếm thức ăn.

Món ăn “khoái khẩu” của những gã khổng lồ này không gì khác – đó chính là những chú mực ống. Cá nhà táng có thể lặn sâu tới 3km, nín thở dưới nước trong thời gian khoảng 90 phút, trong khi những con vật có vú khác thường chỉ lặn sâu chừng 400m và nín thở được 35 phút. Khả năng “siêu phàm” này đã đưa cá nhà táng trở thành loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng

Sở dĩ cá nhà táng có khả năng lặn sâu và nín thở lâu như vậy là bởi chúng có dung lượng phổi lớn với lỗ mũi nhỏ. Cá nhà táng chỉ thở bằng một lỗ mũi bên trái, bên còn lại bị bịt kín. Đường ống lỗ mũi này biến thành một khoang bầu lớn để chứa không khí, dung lượng của khoang này xấp xỉ bằng dung lượng phổi của nó.

Cùng với đó, não của cá nhà táng là bộ não lớn nhất trong số tất cả các động vật còn tồn tại hay đã tuyệt chủng từng được biết – nặng tới 8kg. Tuy nhiên, chỉ số hình thành não bộ của cá nhà táng không thực sự cao, nhìn chung là thấp hơn so với cá heo và nhiều loài cá voi khác.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng

Đặc biệt, mực khổng lồ là đối tượng đứng đầu danh sách trong “thực đơn” của cá nhà táng. Những chú mực khổng lồ với “dàn xúc tu” khỏe mạnh cũng là đối thủ đáng gờm với nhiều loài động vật dưới biển. Mặc dù có thân hình thua kém nhưng khi đối đầu với “kẻ đi săn” này, mực khổng lồ cũng cố gắng phản kích hết sức để cố gắng sinh tồn.

Trong cuộc chiến khủng khiếp giữa “kẻ đi săn” và con mồi nổ ra dưới tầng nước sâu của biển khơi, cá nhà táng thường là kẻ chiến thắng. Chúng đã thể hiện sức mạnh vượt trội của một “kẻ đi săn”.

Mối thù truyền kiếp của đại dương: Mực khổng lồ và cá nhà táng

Đã có những con cá nhà táng bị con người bắt được với những vết sẹo in hình xúc tu mực, điều này cho thấy sự chống cự dữ dội của mực khổng lồ. Một bằng chứng rõ ràng hơn, trong dạ dày của những con cá nhà táng này, thông thường còn tìm thấy những khúc thịt mực khổng lồ đang được tiêu hóa dở. Đấy là tất cả những gì còn sót lại của kẻ chiến bại.

Và chúng ta biết rằng, những cuộc chiến giữa các loài sinh vật biển to lớn, giữa “kẻ đi săn” và con mồi vẫn đang diễn ra dưới tầng nước sâu của đại dương như một điệp khúc tuần hoàn bất tận của thế giới tự nhiên.

 

Theo Màn ảnh sân khấu