Một phần ba chó và mèo ở Mỹ mắc bệnh béo phì

Bệnh béo phì ở thú cưng cũng giống như ở người có cùng nguyên nhân như ít vận động cơ thể, tuổi tác, và hấp thụ nhiều calo, thậm chí còn là do yếu tố di truyền. Giống như con người, thú cưng cũng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì như bệnh tiểu đường.

Chẳng có gì là bí mật khi bệnh béo phì là một vấn nạn đối với con người. Truyền hình trên thực tế đã chi ra hàng triệu đô la để ghi lại những nỗ lực của người Mỹ trong việc từ bỏ tình trạng thừa cân. Và mỗi ngày các cuộc nghiên cứu y khoa mới đã nhấn mạnh những triệu chứng nghiêm trọng do béo phì mang lại đối với bệnh tim, bệnh tiểu đường và các bệnh tật khác.

Ngày nay, người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề này ở thú cưng. Theo một cuộc nghiên cứu mới được công bố trên tờ Veterinary Internal Medicine, tỷ lệ béo phì ở chó là khoảng từ 22 đến 40 phần trăm. Nguyên nhân gây bệnh và các phương thuốc điều trị bệnh này gần tương tự như ở các loài khác.

Chó và mèo mắc bệnh béo phì có thể dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường. (Ảnh: Virginia Tech)

Theo tiến sĩ Craig Thatcher – giáo sư Khoa khoa học lâm sàng động vật của trường Cao đẳng thú y khu vực Virginia-Maryland, các nguyên nhân béo phì bao gồm ít vận động cơ thể, tuổi tác và hấp thụ nhiều calo.

Hệ gen cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở thú cưng, Thatcher cho biết. Chó labrador retrievers (giống chó được huấn luyện để đi tìm con vật bị bắn đem về), chó beagle và chó Tây Ban Nha cocker spaniel là tất cả các giống chó có xu hướng thừa cân. Thatcher cho biết những bệnh về tuyến nội tiết liên quan đến bệnh béo phì cũng phải được xem xét và loại bỏ trước khi tiến hành giảm cân cho thú cưng.

Tương tự như ở người, cũng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến việc mắc bệnh béo phì. Chó và mèo mắc bệnh béo phì có thể dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường. Chúng có thể chịu nhiệt kém, tăng các triệu chứng về bệnh ngoài da, giảm chức năng miễn dịch và mắc những chứng bệnh về cơ xương và chỉnh hình. Nếu người chủ nghi ngờ thú cưng của mình mắc bệnh béo phì, điều đầu tiên là hãy liên lạc với bác sĩ thú y.

Thatcher cho biết: “Các bác sĩ thú y sẽ là nguồn hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng để đưa ra một chương trình giảm cân hiệu quả và an toàn”.

Các bác sĩ thú y sẽ hợp tác với khách hàng để soạn ra một chương trình giảm cân phù hợp với các điều kiện của từng thú cưng. Một chế độ ăn cân bằng và hạn chế calo sẽ được thực hiện với sự giám sát thận trọng của người chủ và không nên cho thú cưng tự do lựa chọn thức ăn. Bên cạnh đó cũng cần cho thú cưng tập thể dục. Thatcher giải thích rằng điều này đòi hỏi người chủ phải sẵn sàng tuân theo và cũng để thú cưng có thể thực hiện một cách dễ dàng.

Do thú cưng phải trải qua một chương giảm cân nên người chủ phải giám sát tiến triển của thú cưng bằng cách tính số cân và qua đánh giá tình trạng cơ thể. Việc này cần được thực hiện trước tiên sau 2 tuần một lần để đảm bảo thú cưng có giảm cân thành công hay không.

“Tránh mắc bệnh béo phì là một phần quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của thú cưng,” Thatcher nói. Thú cưng cũng như người chủ của chúng sẽ có một cuộc sống chất lượng cao hơn khi thú cưng duy trì cân nặng vừa phải.” Trường Cao đẳng thú y khu vực Virginia-Maryland đã thành lập một trong những chương trình huấn luyện về dinh dưỡng lâm sàng đầu tiên trong nước cách đây hơn 20 năm dưới sự hướng dẫn của Thatcher. Hiện nay, các chương trình của trường ở khu vực này đều nhận được sự quan tâm rộng rãi của các chuyên gia.

Thatcher tốt nghiệp bằng tiến sĩ thú y, thạc sĩ và tiến sĩ sinh lý dinh dưỡng của trường Đại học Iowa State. Trước khi trở thành giáo sư phụ tá ở trường cao đẳng thú y vùng Virginia-Maryland, ông đã hành nghể thú y tổng hợp ở Pennsylvania. Ông là một trong những bác sĩ thú y đầu tiên được trường Cao đẳng dinh dưỡng thú y Mỹ cấp văn bằng chuyên môn.

 

Theo Thanh Tâm (ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai)