Có 10 thứ bẩn nhất – hiểu theo nghĩa là chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất – mà đại đa số chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Hiểu biết về chúng và có cách đối phó là điều cần thiết.
1. Tiền
Ai cũng thích tiền nhưng chẳng ai yêu được những mầm bệnh từ tiền mang đến. Qua tay mỗi người, tiền lại mang theo ít nhiều vi khuẩn dù có lợi hay có hại. Bác sĩ Darlington Giám đốc Sở Y tế New York lấy 2 tờ đôla bất kỳ ngâm vào nước sạch rồi soi và đếm vi khuẩn trong nước rửa. Một tờ chứa 135.000 con vi khuẩn và tờ kia 126.000 con. Cách giải quyết vấn đề thật đơn giản: Rửa tay.
2. Công tắc điện
Chiếc công tắc điện, nhất là ở cơ quan, văn phòng hay nơi công cộng là điểm gặp gỡ của những ngón tay không sạch, trong đó, nhiều ngón ngày nào cũng một lần tiếp xúc với tiền. Người ta thống kê chiếc công tắc điện mỗi lần tiếp xúc với ngón tay lại được bổ sung thêm 217 con vi khuẩn trên mỗi inch vuông và cứ thế tích luỹ dần. Chiếc công tắc điện trong phòng vệ sinh công cộng là một “ổ” phong phú vi trùng vi khuẩn gây bệnh. Tại sao không lau thường xuyên bằng nước sát trùng?
3. Bàn phím máy tính
Chiếc bàn phím máy vi tính là công cụ làm việc của mọi người thời hiện đại nhưng nhiều khi không thân thiện lắm. Một nghiên cứu của Hội tiêu dùng Anh năm 2009, lấy 33 chiếc bàn phím chọn ngẫu nhiên mang nhận diện vi khuẩn thì 4 chiếc không ít vi khuẩn “có nguy cơ cao đối với sức khoẻ”, trong đó 1 chiếc nhiều vi khuẩn hơn cả toilet.
Nên mỗi sáng, nếu có điều kiện “xì” mạnh vài lần bằng không khí nén hoặc hằng sáng lau một lần bằng khăn tẩm nước sát trùng, hay ít ra, nước tẩy rửa.
4. Điện thoại di động
Hàng ngày, cam đoan bạn sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) không dưới một lần. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy ĐTDĐ chẳng khác gì chiếc đĩa thuỷ tinh nuôi cấy vi trùng trong phòng thí nghiệm vi sinh. Không kể sóng điện từ có khả năng gây bệnh, chúng còn chứa các vi khuẩn các loại từ hơi thở từ mũi và nước bọt từ mệng bạn”bay” sang và cư trú. Người ta có thể giảm tác hại bằng cách đựng ĐTDĐ trong những bao có chất sát trùng để thường xuyên khử khuẩn.
5. Bàn cầu
Bàn cầu (còn gọi là bệ xí) bằng sứ hoặc chất dẻo là nơi tụ tập của rất nhiều loại vi trùng vi khuẩn gây bệnh. Theo số liệu thống kê có tới 295 loại vi khuẩn trên 1 inch vuông diện tích nhẵn bóng và tưởng như rất sạch của sứ trắng muốt.
6. Xe mua hàng trong siêu thị
Chiếc xe chở hàng trong siêu thị sáng loáng nhưng nó phải tiếp xúc với đủ thứ hàng mà nó làm nhiệm vụ chuyên chở, song bẩn hơn cả là nơi khách hàng dùng tay để đẩy. Một nghiên cứu của Trường Đại học Arizona phát hiện số vi khuẩn trên chiếc xe này chứa nhiều vi khuẩn hơn so với nước bọt, nhiều chất cặn bã từ người hơn so với tay vịn cầu thang, điện thoại công cộng hoặc phòng tắm công cộng. Lần sau đến siêu thị, bạn có thể mang găng để tay bạn khỏi nhiễm bẩn từ chiếc xe công cộng. Mua sắm và rửa tay là việc phải nối tiếp nhau.
7. Cái điều khiển TV
Bao nhiêu lần bạn đang dở tay làm một việc gì đó (mà tay còn dính bẩn) nhưng chiếc TV thay đổi chương trình, bạn vội vớ lấy cái điểu khiển để chuyển kênh ? Hoặc bạn tiện tay, chuyển kênh xong, vứt chiếc điều khiển vào bất cứ chỗ nào, không cần biết bẩn hay sạch. Đó là lý do để chiếc điều khiển nhiễm nhiều loại vi khuẩn như MRSA, VRE và SARS tiếp nhận từ người khác hoặc làm lan truyền sang người khác.
8. Bể tắm
Bạn sạch thì đã đành, nhưng còn chiếc bể tắm? Đây là kho chứa vi khuẩn độc hại không mấy người để ý. Nó luôn luôn bị nhiễm bẩn tụ cầu khuẩn (staphylococcus), vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết (septicaemia) và một số gây bệnh ngoài da. Vi khuẩn ở bên lỗ xả còn tồi tệ hơn vi khuẩn trong toilet. Mỗi tuần nên rửa bể một lần bằng chất tẩy rửa để giảm mầm bệnh có hại.
9. Chậu rửa bát đĩa
Chậu rửa bát đĩa là nơi bẩn nhất trong nhà. Quanh lỗ thoát nước, cứ 1 inch vuông, có đến 500.000 con vi khuẩn. Điều đó giúp bạn hình dung cái chậu rửa này bẩn đến thế nào. Bạn thường xuyên đổ vào đó nửa cốc bột sôda, nửa cốc giấm vào nới xả nước. Sau đó dội nước nóng.
10. Miếng bọt xốp rửa bát đĩa
Bây giờ là vật đứng đầu về… độ bẩn. Miếng “bọt biển” (thực chất là chất dẻo xốp) dùng để rửa bát đĩa trong nhà. Những lỗ trống, những khe hở trên miếng bọt biển là nơi trốn tránh của những kẻ gây rối khỏi chất sát trùng, chống lại sự lôi kéo các chất bẩn bằng chất tẩy rửa. Vì vậy rất khó làm sạch một miếng bọt biển dùng rửa bát đĩa. Độ ẩm của nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm nó vốn đã bẩn càng thêm bẩn.
Nếu không thể dùng xong là vứt, bạn có thể đặt chúng trong lò vi sóng, bật điện trong 60 giây.