Đức muốn giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2050 (Ảnh: PA) |
Ông tổng thống đã có phát biểu trước kỳ hội nghị thượng đỉnh các nước G8 vào tuần tới, tại đó Đức có kế hoạch kêu gọi cắt giảm lượng khí thải.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hoan nghênh đề xuất của Hoa Kỳ và nói đó là “cơ sở chung” để hành động. Phân tích gia Roger Harrabin của BBC nói lời phát biểu của ông Bush không đưa ra nhiều chi tiết và các trợ lý của ông từng nói rõ rằng ông sẽ phản đối các yêu cầu cắt giảm khí thải và tham gia hệ thống trao đổi khí carbon toàn cầu đối với Mỹ.
Mỹ có thể đang cố gắng tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về thay đổi khí hậu ngoài G8. Bà Merkel đã nêu ra ý tưởng về một thỏa thuận quy mô lớn, bao gồm giảm việc tăng nhiệt độ trung bình xuống 2 độ C sau cả thế kỷ này bằng cách cắt giảm lượng khí thải 50% so với mức độ năm 1990 vào năm 2050.
Cách tiếp cận khác
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm tại Washington, ông Bush nói chính phủ của ông coi trọng vấn đề thay đổi khí hậu. “Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các quốc gia khác để thiết lập một nghị trình mới về khí thải nhà kính khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực.”
Đức và Mỹ còn nhiều bất đồng trong chủ đề khí hậu (Ảnh: AP) |
Để đạt được mục tiêu này, ông nói Mỹ sẽ có một loạt các cuộc họp với các nước thải khí lớn nhất thế giới, kể cả một số nước với nền kinh tế phát triển nhanh chóng như Ấn Độ và Trung Quốc.
Hoa Kỳ không tham gia Hiệp ước Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính cho tới năm 2012. Ông Bush cũng nhắc lại ý tưởng rằng giải pháp cho tình trạng nóng ấm toàn cầu có thể được tìm thấy trong quá trình phát triển công nghệ mới. Ông cũng yêu cầu các quốc gia khác giảm thuế đánh lên các công nghệ năng lượng ‘sạch’.
Thủ tướng Anh Tony Blair đã ca ngợi phát biểu của ông Bush và nói rằng đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tỏ tháiđộ sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận khí hậu toàn cầu.
Thế nhưng chuyên gia khí hậu thuộc nhóm vận động bảo vệ môi trường Greenpeace của Anh, ông Charlie Kronick, thì chỉ trích chương trình của ông Bush. Ông Kronick nói với hãng thông tấn Reuters: “Đã̉ kiểm soát lượng khí thải chỉ có cách là đưa ra cơ chế hạn ngạch và trao đổi trên toàn cầu.”
Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ họp từ 6 tới 8 tháng Sáu tại Heiligendamm, Đức.
Theo BBC