Cắt điện khu vực đến mức này thì phải đổ lỗi cho ông Trời thôi.
Người Maya và người Ai Cập cổ đại có cùng một quan niệm về nhật thực, đó là: “một sự rối loạn về trật tự vốn đã được thiết lập”. Đó là kết luận của giám đốc đài thiên văn vũ trụ Griffith đặt tại Los Angeles, ông E. C. Krupp.
Tưởng chừng thời hiện đại này thì không còn mê tin và chẳng ai tin vào điều đó nữa, thế mà nó lại có thật. Vào ngày 21 tháng 8 tới, hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra trên nước Mỹ, và họ có thể sẽ phải gặp khủng hoảng năng lượng Mặt Trời khi hiện tượng nhật thực diễn ra, bầu trời trở nên tối đen như mực.
Mỹ có thể sẽ phải gặp khủng hoảng năng lượng Mặt Trời khi hiện tượng nhật thực diễn ra.
Khi mà bóng đêm bao trùm Bắc Mỹ, người ta dự tính mạng lưới điện sẽ sụt giảm khoảng 70 megawatt mỗi phút, nhanh hơn 2 tới 3 lần tốc độ sụt giảm hàng ngày của mạng lưới điện này. Con số này không đến mức gây ra thảm họa, nhưng nó sẽ khiến nước Mỹ phải tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề nan giải mới: điều khiển mạng lưới điện đang dần phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng Mặt Trời.
California hiện đang nắm giữ gần nửa công suất năng lượng Mặt Trời của cả quốc gia. Trong 5 năm qua, California đã tăng tầm ảnh hưởng của mình từ 0,4% lên 10%, thông số có từ báo cáo của Ban Điều hành Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Vào ngày 21 tháng 8 tới, con số ấy sẽ tương đương với sự thiếu hụt khoảng 6.000 megawatt khi hiện tượng nhật thực dự kiến kéo dài vài giờ đồng hồ diễn ra. Để dễ so sánh, thì 6.000 MW là đủ để cung cấp năng lượng cho một thành phố lớn.
Dự tính ảnh hưởng của nhật thực tới lưới điện quốc gia.
Để bù đắp, các nhà chức trách sẽ phải dựa vào nguồn năng lượng dự phòng từ khí đốt và các nhà máy thủy điện. Hồi năm 2016, các nước châu Âu có tới 90% lượng năng lượng trên lưới điện có từ năng lượng Mặt Trời vẫn “sống sót” qua đợt nhận thực, không có lý do gì mà nước Mỹ lại không thể làm vậy. Lần này, họ còn có cả một người đi trước để học tập kinh nghiệm nữa.
Theo Trí Thức Trẻ