Nấm di cư sang Madagascar theo mối. Nấm được coi như một nguồn thức ăn giúp chuyển hóa các chất xenluloza.
Các loài mối từ đó sống thành đàn trên đảo Madagascar và sống cộng sinh cùng với loài nấm. Thông tin này được phát biểu trong bài báo đăng bởi một cựu sinh viên Tânia Nobre của phòng thí nghiệm gen trường Wageningen Universit. Bài báo với đồng tác giả là Duur Aanen làm việc tại phòng thí nghiệm, được xuất bản trong tuần trên tờ Proceedings of the Royal Society B.
“Các đàn mối trên đảo Madagascar cũng mang theo các hạt giống như khoai tây tới đây giống như những người nông dân chuyển tới vùng định cư mới vậy,” Nobre nhận xét.
|
Mối thợ. (Ảnh: Wikimedia) |
Ở mối cái có chứa các bào tử nấm của các loài Termitomyces trong ruột chúng. Do vậy nấm và mối di cư cùng nhau từ mảnh đất chính tới hòn đảo này phía Nam Châu Phi. Sự truyền dẫn theo chiều dọc này đã có một lợi thế tiến hóa rất lớn trong suốt quá trình di chuyển đường dài. “Chúng tôi đã xác định ngày hành trình kết hợp giữa mối và nấm tới hòn đảo khi chưa có con mối nào là 13 năm về trước”, theo chuyên gia nghiên cứu về mối người Bồ Đào Nha.
Để khám phá về lịch sử tiến hóa của mối và nấm, các nhà nghiên cứu Wageningen đã tái xây dựng lại cấu trúc phả hệ của các loài nấm và mối ngày nay. Các loài mối được thu thập từ Châu Phi và Madagascar giữa năm 2000 và 2006. Trong phòng thí nghiệm tại Wageningen, DNA đã được tách từ hơn 150 đàn mối khác nhau và các loài nấm cộng sinh với chúng.
Mối sống trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong mỗi đàn có một con cái và một còn đực chúa dẫn đầu. Còn vô số những con mối thợ và mối bảo vệ chịu trách nhiệm xây dựng tổ và cung cấp thức ăn. Với một số loài mối thì nấm là nguồn thức ăn rất quan trọng. Chúng có thể giúp các côn trùng để chia những nguyên liệu thực vật dễ tiêu hóa thành các miếng nhỏ.
Hầu hết các loài mối thu lượm nấm từ môi trường xung quanh khi một đàn mối mới được hình thành. Nghiên cứu Wageningen chỉ ra rằng tất cả các đàn mối ở đảo Madagascar đều có nguồn gốc từ sự di cư cùng nhau của nấm và mối từ Châu Phi tới hòn đảo này, có thể nhờ vào gió, nhờ những cành cây trôi nổi hoặc nhờ chim chóc, theo Nobre suy đoán.