Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa nghiên cứu hoàn chỉnh công nghệ chiết xuất tinh dầu tràm và than hoạt tính từ cây tràm. Lá tràm thường dùng để xông giải cảm, không có giá trị công nghiệp.
Cây tràm. (Ảnh: Flickr) |
Cây tràm chỉ còn 1/4 giá trị so với trước do những công trình xây dựng sử dụng móng bằng bê tông. Với dầu tràm, các nhà khoa học đã tìm ra được một quy trình chiết xuất để cho ra hàm lượng terpinen 4-ol khoảng 95%.
Để có được than hoạt tính, các nhà khoa học nghiên cứu quy trình đốt tràm kém chất lượng thành than, dùng công nghệ hoạt hóa than tràm trở thành than hoạt tính.
Than hoạt tính hiện nay được sử dụng để lọc chất độc trong nước cũng như giảm thiểu các khí độc hại…
Theo TS Phan Đình Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM, năm nay, xưởng sản xuất thử nghiệm có thể được xây dựng ở tỉnh Tiền Giang để người dân học tập cách thu hồi và tinh chế tinh dầu tràm theo hướng công nghiệp.
Theo P.Hưng (Người Lao Động Online)