Thấy tận mắt việc thử nghiệm ngày hôm nay, cùng với việc trải nghiệm âm thanh và sức mạnh của sức đẩy mạnh hơn 1600 tấn, chúng tôi cảm nhận rõ ràng những bước tiến của con người trong tiến trình khám phá vũ trụ, mở ra một giới hạn mới để con người với tới.
Tại vùng sa mạc Utah, động cơ tên lửa mạnh nhất thế giới đã được thử nghiệm thành công. Đó là thành phần tối quan trọng của Hệ Thống Phóng Tên Lửa của NASA, thử nghiệm thành công làn thứ hai tại cơ sở thử nghiệm tại Promontory, Utah.
Đây là lần thử động cơ cuối cùng của hệ thống phi thuyền đẩy SLS (Space Launch System) đưa tàu vũ trụ không người lái Orion của NASA lên bay thử nghiệm vào cuối năm 2018. Đó sẽ là một dấu mốc quan trọng của cơ quan vũ trụ này trong Sứ mệnh Sao Hỏa của mình.
Đám đông đã tụ tập để xem giây phút NASA thử nghiệm tên lửa, thử nghiệm được NASA cho là thành công mỹ mãn.
“Bài thử cuối cùng của hệ thống động cơ này thể hiện những bước phát triển rõ rệt của Hệ thống phóng tên lửa không gian“, theo lời William Gerstenmaier, đồng chủ tịch trong Ban Giám đốc Khám phá Con người và Nhiệm vụ Không gian tại trụ sở NASA, đặt tại Washington.
Buổi thử nghiệm động cơ của NASA.
“Thấy tận mắt việc thử nghiệm ngày hôm nay, cùng với việc trải nghiệm âm thanh và sức mạnh của sức đẩy mạnh hơn 1600 tấn, chúng tôi cảm nhận rõ ràng những bước tiến của con người trong tiến trình khám phá vũ trụ, mở ra một giới hạn mới để con người với tới”.
Động cơ được thử ở trạng thái cực kì nguội lạnh, rơi vào khoảng 4 độ C.
Động cơ được thử ở trạng thái cực kì nguội lạnh, rơi vào khoảng 4 độ C. Khi châm ngòi, động nơ nổ và nhiệt độ lên tới hơn 3.000 độ C. Cháy liên tục trong 2 phút, động cơ đã mang lại cho NASA những thông tin quý giá về những gì động cơ này có thể mang lại, làm nền tảng vững chắc cho việc phóng Orion vào cuối năm 2018.
Khi hoàn thành, hai động cơ tên lửa đẩy cùng 4 động cơ chính RS-25 khác sẽ cung cấp năng lượng đưa SLS lên không gian. Chúng sẽ cung cấp 75% năng lượng đẩy cần thiết để đưa tàu Orion thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Hiện tại, động cơ có thể nâng được 77 tấn. Các nhà khoa học đang tính toán tới việc nâng cấp để nó có thể nâng được tới 115 tấn, để có thể thực hiện thêm được các nhiệm vụ khó khăn hơn trong tương lai.
Đầu năm nay, NASA đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa RS-25, nó đã cháy liên tục trong 500 giây, “một sự kiện đánh dấu kỉ nguyên khám phá vũ trụ tiếp theo của con người”.
Các nhà khoa học đang hướng tới việc khám phá những khoảng không xa hơn.
Lần tới, khi mà động cơ ấy có thể cháy trong khoảng thời gian như vậy, là khi nó đưa con người lên không gian trong một sứ mệnh khám phá khoảng không xa bên ngoài Mặt Trăng, có lẽ sẽ trong hơn 45 năm nữa.
Các nhà khoa học đang hướng tới việc khám phá những khoảng không xa hơn Mặt Trăng và tính tới chặng đường tới Sao Hỏa. Việc thử nghiệm thành công được hệ thống này sẽ là một bước đi lớn hướng tới mục tiêu ấy.
Những động cơ sử dụng trong nhiệm vụ không gian SLS này là những động cơ còn lại trong Chương trình tàu vũ trụ (Space Shuttle Program), những bộ động cơ nổi tiếng này đã cung cấp sức mạnh cho 135 chuyến phòng tàu lên không gian, từ năm 1981 tới năm 2011.
“Đây không chỉ đánh dấu một bước quan trọng trong việc chứng minh độ đảm bảo của thiết kế SLS với chuyến bay đầu tiên, chúng tôi còn cảm thấy rất vui vì truyền thống lịch sử của nó: nó đã từng đưa rất nhiều phi hành gia lên vũ trụ, trước khi nó đưa SLS lên không gian trong chuyến bay chở người đầu tiên”.
Sau thử nghiệm thành công ngày hôm nay, Aerojet Rocketdyne sẽ lên dự án phát triển thêm một chuối động cơ mới, trong khi tiếp tục thử nghiệm RS-25. Bên cạnh đó, họ đang chuẩn bị bệ phóng để thử nghiệm động cơ lõi của SLS sẽ được sử dụng trong Nhiệm Vụ Khám Phá-1, chuyến bay đầu tiên của động cơ tên lửa này.
NASA đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa RS-25.
Việc thử nghiệm sẽ bao gồm việc lắp đặt toàn bộ hệ thống tên lửa đẩy lên bệ phóng.
Năm 2018, tàu Orion sẽ bay xa hơn khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng 69.000km và quay lại. để làm một bài thử nghiệm hệ thống, nhằm chắc chắn rằng mọi việc hoàn hảo trước khi đưa con người lên vũ trụ xa như vậy.
Nhiệm vụ không gian này sẽ kéo dài 3 tuần, thử nghiệm sẽ đánh giá độ an toàn của tàu Orion cũng như động cơ SLS trước khi ta có thể an toàn đưa người lên tàu, trong sứ mệnh chinh phục vũ trụ tiếp theo.
Cuối năm ngoái, NASA công bố một đoạn video giải thích rõ sứ mệnh của Orion cụ thể sẽ như thế nào.
Sứ mệnh Orion vào năm 2018 sẽ như thế nào? Video này giải thích tất cả.
Sau khi phóng vào không gian và cân bằng trong Quỹ đạo thấp, những tấm pin Mặt Trời dài 19m sẽ được vươn ra, giúp Orion lấy năng lượng.
Sau đó, sử dụng hệ thống đẩy dựa vào oxy và hydrogen dạng lỏng, một hệ thống chưa từng được sử dụng trước đây, phóng tới Mặt Trăng.
Orion sẽ bay qua Mặt Trăng, lợi dụng lực hấp dẫn của “vệ tinh khổng lồ” này để lấy thêm tốc độ, phóng vào không gian trước mặt, với khoảng cách gần nửa triệu km tính từ Trái Đất.
Sau đó, động cơ chính của Orion sẽ được sử dụng để đưa chiếc tàu này quay lại. Trên đường về, Orion sẽ lại “viếng thăm” Mặt Trăng một lần nữa, và tiến về Trái Đất.
Ngay ngoài khí quyển Trái Đất, phần tàu chứa tổ lái sẽ tách khỏi động cơ và đáp xuống biển Thái Bình Dương. Việc đáp sẽ được hỗ trợ bằng 3 chiếc dù lớn.
Orion trông rất giống người tiền nhiệm Apollo, nhưng công nghệ của Orion tiên tiến hơn nhiều.
42 năm sau khi Apollo 17 lên đường (ngày 7/12/1972), chiếc Orion sẽ bay vào quỹ đạo chuyến đầu tiên (5/12/2014). Công nghệ thực sự đã tiến rất xa chỉ trong chưa đầy nửa thập kỷ.
Khoang lái của Orion rộng hơn, có thể chứa được tới 4 thành viên. Và lượng nhu yếu phẩm mà Orion chứa được lớn hơn nhiều so với Apollo.
Sứ mệnh Apollo cuối cùng đưa 2 phi hành gia lên Mặt Trang trong 3 ngày, nhưng sứ mệnh hành tinh hay Sao Hỏa của Orion sẽ lâu hơn rất rất nhiều, lên tới 450 ngày trong không gian.
Ngoài việc thử nghiệm tên lửa đẩy, NASA còn thử nghiệm cả việc đáp bằng dù nhiều tháng nay rồi. Trong tháng 8, thậm chí NASA còn sử dụng dù lỗi để thử nghiệm xem phi hành đoàn có gặp nguy hiểm nếu xảy ra trường hợp lỗi dù không.
Kết quả là, Orion vẫn hạ cánh nhẹ nhàng trên mặt cát của sa mạc Arizona với chiếc dù hỏng.
Năm 2018 sẽ là năm thử nghiệm Orion không người lái. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, tháng Tư năm 2023, NASA sẽ thực hiện Nhiệm Vụ Khám Phá 2, với một chặng đường tương tự nhưng lần này, 4 phi hành gia sẽ tham gia bay.
Năm 2026 sẽ là năm NASA đưa tàu vũ trụ có người lái hạ cánh xuống một hành tinh nhỏ. Và nếu như mọi thử nghiệm thành công, đến những năm 2030, việc con người đặt chân lên Sao Hỏa sẽ không còn là thử thách bất khả thi như thời điểm hiện tại nữa.