Ném ốc sên đi xa 20m để làm sạch khu vườn của bạn

Ném ốc sên đi xa 20m để làm sạch khu vườn của bạn

Một nghiên cứu mới được công bố ngày 16/5/2014 trên tạp chí Physica Scripta đã sử dụng các mô hình thống kê để chứng minh rằng chỉ đơn giản bằng cách giết những con ốc sên mà bạn phát hiện thấy trong khu vườn của mình sẽ mang lại rất ít hiệu quả nếu bạn muốn chúng biến hoàn toàn khỏi khu vườn của bạn.

Theo những nhà làm vườn, nghiên cứu phải trở lại với mặt hạn chế thiệt hại, khi những kết quả của họ cho thấy những con ốc sên là một phần của các đàn ốc sên lớn hơn sống trong khu vườn, chúng bò đến và bò đi giống như chúng muốn sử dụng một bản năng trở về tổ.

Trái ngược với việc giết một con ốc sên, việc ném nó bay qua tường là khá hiệu quả, và kết quả nghiên cứu cho thấy nếu con ốc sên được vứt ra khỏi vườn với khoảng cách 20m trở lên, khả năng tìm được đường về lại tổ của nó tại khu vườn của bạn gần như bằng không.

Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư David Dunstan, đến từ trường Vật lý và thiên văn học thuộc trường Queen Mary nói: “Chúng tôi đã chứng minh rằng số lượng ốc sên thường xuyên hoặc đột xuất ghé thăm một khu vườn là lớn hơn rất nhiều so với số ốc sên thực sự có mặt tại mọi thời điểm trong một khu vườn”. Như vậy, những người làm vườn không thể vạch ra cách để loại bỏ lũ ốc khỏi khu vườn của họ.

Để đạt được kỳ tích như vậy người làm vườn sẽ phải giải phóng toàn bộ lũ ốc sên hàng xóm của lũ ốc sên trong vườn, mà đó sẽ là một quá trình rất mất thời gian. “Những người làm vườn nên vạch ra cách để có thể giảm thiểu những thiệt hại do ốc sên, mà kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có thể nhanh chóng đạt được mục đích loại bỏ hoàn toàn lũ ốc sên ra khỏi vườn bằng cách rất đơn giản đó là di chuyển chúng ra khoảng cách xa hơn 20m”.

Ném ốc sên đi xa 20m để làm sạch khu vườn của bạn

“Một cuộc thăm dò gần đây của hội làm vườn Hoàng Gia Royal Horticultural Society cho thấy, 1/5 những người làm vườn tại Anh đã ném những con ốc sên vào vườn của các hàng xóm láng giềng. Trong khi nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, điều này có lợi hơn là giết lũ ốc sên đi, chúng tôi tin rằng cộng đồng làm vườn sẽ được lợi khi dời những con ốc sên tới một khu đất hoang hơn là ném gánh nặng lên các hàng xóm của họ”.

Trong năm 2010, đồng tác giả của nghiên cứu Tiến sĩ Dave Hodgson, từ Đại học Exeter, cùng với nhà khoa học nghiệp dư Ruth Brooks đã phát hiện thấy ốc sên có bản năng tìm về tổ.

Nghiên cứu của giáo sư Dunstan đã bắt đầu vào năm 2001 khi một khu vườn tại một ngoại ô nhỏ đã được tân trang lại. Khoảng 120 cây được trồng vào đầu mùa hè, và sau một vài ngày, người ta đã quan sát thấy những thiệt hại nghiêm trọng do ốc sên gây ra.

Tốt hơn so với giết những con ốc sên, các chủ sở hữu đã loại bỏ những con ốc sên trong sáu tháng một cách có hệ thống. Mỗi con ốc được tìm thấy có vỏ được đánh dấu và được ném xa 5 mét bay qua tường của khu vườn vào một khu đất hoang. Tất cả những con ốc bò lại khu vườn được đánh dấu thêm trên vỏ tại bất cứ nơi nào tìm thấy chúng.

Tổng cộng có 416 con ốc sên được đánh dấu và ném bay qua tường 1385 lần trong suốt nghiên cứu này.

Sau khi thu thập các kết quả, giáo sư Dunstan đã hợp tác với tiến sĩ Hodgson cùng phân tích các dữ liệu từ thí nghiệm năm 2001 của ông, sử dụng mô phỏng máy tính để xem liệu các kết quả thực tế có thể nhân rộng hay không. Trong mô hình máy tính, mỗi con ốc sên được tạo ra như một đối tượng với các đặc tính và hành vi khác nhau và được cho phép “tự làm việc của chính chúng”.

Các nhà nghiên cứu có thể can thiệp vào các mô hình máy tính tại thời điểm nhất định và thay đổi các thông số khác nhau. Họ phát hiện ra rằng, họ chỉ có thể nhân rộng các kết quả thực tế nếu ốc được cho một bản năng tìm đường về tổ.

Về giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, đồng tác giả, tiến sĩ Dave Hodgson cho biết: “Tự những con ốc sên tiết lộ chính chúng là một mô hình sinh vật phong phú, dễ bảo và bí ẩn. Kế hoạch của chúng tôi là phát triển các nghiên cứu về hành vi của ốc sên như là một thực hành giảng dạy thú vị cho các nhà khoa học tài năng chớm nở thuộc tất cả các lứa tuổi”.

 

Theo Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)