Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình

Số liệu mới nhất từ nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình mọi năm, đây là một sự biến đổi bất thường và đang được quan tâm sát sao.

Theo ScienceAlert, Bắc Cực đang bắt đầu chuyển giao sang hiện tượng ban đêm vùng cực khi thời gian kéo dài tới 24 giờ tại các vòng cực nằm ở Bán cầu Bắc. Hiện tượng này trái ngược với ban ngày vùng cực hay mặc trời lúc nửa đêm. Đây là một hiện tượng tự nhiên diễn ra tại các địa điểm có vĩ độ thấp nằm ở phía bắc của vòng Bắc Cực hoặc Nam Cực.

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình
Bắc Cực đang bắt đầu chuyển giao sang hiện tượng ban đêm vùng cực khi thời gian kéo dài tới 24 giờ tại các vòng cực nằm ở Bán cầu Bắc.

Khi đã chuyển sang hiện tượng ban đêm vùng cực, mặt đất sẽ không nhận được thêm bất cứ nhiệt lượng nào từ Mặt Trời, không khí và nền nhiệt độ cũng vì thế trở nên nên lạnh giá hơn, băng cũng bắt đầu kết lại. Tuy nhiên năm nay, hiện tượng ban đêm vùng cực lại diễn biến theo một chiều hướng hoàn toàn khác.

Năm nay nền nhiệt độ khi xảy ra hiện tượng ban đêm vùng cực trở nên ấm bất thường. Các trạm khí tượng tại khắp Bắc Cực đồng loạt ghi nhận sự khác biệt rất lớn, thậm chí tại khu vực trạm khí tượng Bắc Cực của Nga đã ghi nhận nhiệt độ ấm hơn tới 7 độ C.

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình
Nền nhiệt độ tại Bắc Cực nhiều nơi đạt tới gần 7 độ C. (Nguồn ClimateReanalyzer).

Mặc dù vậy, băng biển vẫn đang hình thành kể từ sau khi đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua vào tháng 9/2016 nhưng với tốc độ chậm hơn so với thông thường rất nhiều. Thực tế, mức băng biển bao phủ hiện nay còn thấp hơn so với kỷ lục thấp nhất hồi năm 2012.

Tổng thư ký Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), ông Petteri Taalas, hết sức quan ngại về tình trạng này. Ông cho biết: “Tại một số vùng cận Bắc Cực tại Nga, nền nhiệt độ đạt khoảng 6-7 độ C, trên mức trung bình trong dài hạn. Nhiều khu vực khác của Bắc Cực và vùng cận cực như Nga, Alaska, phía Tây Bắc Canada, nền nhiệt độ cũng đạt thấp nhất 3 độ C, trên mức trung bình”.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Bắc Cực ghi nhận một nhiệt độ bất thường đến vậy. Vào cuối năm 2014, nhiệt độ Bắc Cực đột ngột tăng vọt khiến một lượng lớn băng tan chảy. Nguyên nhân được chỉ ra do một cơn bão lớn mang luồng khí nóng tràn vào khu vực này.

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình
Diện tích băng biển Bắc Cực hiện nay đang thấp hơn cả mức thấp nhất hồi năm 2012. (Nguồn Trung tâm Băng Tuyết Hoa Kỳ).

Tại sao lại có sự thay đổi bất thường này?

Chuyên gia nghiên cứu về Bắc Cực tại ĐH. Rutgers, New Jersey, Mỹ, bà Jennifer Francis mới đây cũng chia sẻ với tờ Washington Post về mối liên hệ của hiện tượng thời tiết cực đoan tại Bắc Cực đối với tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.

“Sự ấm lên của Bắc Cực là kết quả kết hợp giữa mức băng biển thấp kỷ lục và luồng không khí ấm, ẩm từ các vĩ độ thấp bị đẩy lên vùng Cực nhờ các dòng khí phản lực dạng lượn sóng”, Jennifer Francis cho biết.

Trong khi đó, nhà khí tượng học Ricahrad James, người đã theo dõi 19 trạm thời tiết xung quanh Bắc Băng Dương trong vài tháng qua cũng đồng quan điểm với Francis. Ông cho biết Bắc Cực đã ngập tràn luồng khí nóng kể từ tháng Mười.

Nền nhiệt độ Bắc Cực đang ấm hơn 20 độ C so với trung bình
Bắc Cực đã ngập tràn luồng khí nóng kể từ tháng Mười.

Những hệ lụy tác động từ việc Bắc Cực không đủ lạnh để tạo các khối băng dày dễ nhận thấy. Khi đó rất nhiều loài sinh vật như Gấu Bắc Cực sẽ phải đối mặt với nguy cơ không có bề mặt di chuyển do lớp băng quá mỏng. Đó là chưa kể thời tiết Bắc Cực ấm lên cũng sẽ ảnh hưởng tới các xoáy cực thường tràn xuống các vùng địa lý xung quanh.

Các nhà nghiên cứu hiện đang theo dõi sát sao tình trạng của Bắc Cực để có những biện pháp và kế hoạch đối phó nếu xảy ra bất kỳ một hiện tượng dị thường nào khác.

 

Theo vnreview