Bạn nên nhớ rằng mỗi thực phẩm đều có hạn sử dụng nhất định, thế nên đừng ngây thơ nghĩ rằng chỉ cần cho thực phẩm vào ngăn đá thì thực phẩm sẽ luôn tươi rói và bảo quản được thật lâu nhé. Thực tế cho thấy, dù được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp thì thực phẩm vẫn bị rất nhiều vi khuẩn gây hại xâm nhập.
Tuy những virus, vi khuẩn và các chất độc hại ấy không ảnh hưởng ngay lập tức lên sức khỏe của bạn nhưng chúng sẽ tích lũy dần trong cơ thể của bạn. Ngày qua ngày chúng sẽ “dư sức” gây bệnh bởi những chất độc hại trên sẽ dần làm suy giảm các chức năng của cơ quan nội tạng của bạn.
Theo một nghiên cứu mới tại Nigeria, thực phẩm đông lạnh, nhất là thịt đông lạnh chứa độc tố gây ung thư rất cao.
Ngoài nguyên nhân do chất lượng thực phẩm kém, việc để đông lạnh quá lâu cũng khiến cho thực phẩm bị phân hủy và “nhiễm” các chất độc gây ung thư. Điều này chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số người mắc bệnh ung thư trong thời gian gần đây.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi dùng thực phẩm đông lạnh:
– Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
– Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
– Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần.
Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
– Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Nguồn: Theo phununews
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.