Nghi vấn mới về “Nàng tiên cá” có thật trong lịch sử

Nghi vấn mới về

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng đi tìm lời giải về việc Nàng tiên cá có thực sự tồn tại như những câu chuyện được lưu truyền trên thế giới hay không.

Nếu ai đã từng đọc truyện cổ tích Andersen hẳn sẽ biết đến câu chuyện cảm động về Nàng tiên cá xinh đẹp. Nhiều người cho rằng, Nàng tiên cá đơn thuần chỉ là nhân vật hư cấu và không có thật. Tuy nhiên, có khá nhiều bằng chứng được đưa ra chứng minh Nàng tiên cá là có thật.

Mới đây, một bằng chứng mới cũng được công bố cho thấy sự tồn tại của Nàng tiên cá khi hai người thủy thủ đang lặn ở lòng biển Greenland bất ngờ phát hiện bàn tay màu trắng đặt trên tấm kính tàu ngầm phía sau lưng.


Bàn tay màu trắng cho thấy sự tồn tại của Nàng tiên cá là có căn cứ.

Bàn tay có 5 ngón thì 4 ngón dính liền với nhau như có lớp màng chân vịt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, hình ảnh bàn tay đó chỉ là một trò đùa của ai đó chứ chưa đủ thuyết phục rằng sinh vật “nửa người nửa cá” kia là có thật.

Trước đây, vào năm 2012, kênh truyền hình Animal Planet phát sóng một chương trình chỉ ra những bằng chứng cho thấy Nàng tiên cá là có thật. Chương trình này xuất hiện như một bộ phim tài liệu hoàn chỉnh, với các cuộc phỏng vấn “nhà khoa học, chuyên gia” phân tích, đánh giá sự tồn tại của sinh vật “nửa người nửa cá” này.


Bộ phim tài liệu được phát sóng trên kênh truyền hình Animal Planet năm 2012.

Tuy nhiên, Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Hoa Kỳ (NOAA) đã chính thức lên tiếng và đăng một tuyên bố trên trang web của mình tố cáo sự không chính xác trong chương trình của Animal Planet. Và những “nhà khoa học” đó là những diễn viên được trả tiền theo yêu cầu.

Theo họ, nhiều lời đồn đại và không ít bằng chứng trong quá khứ làm cho người cá trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dương. Niềm tin về sinh vật “nửa người nửa cá” xuất hiện ngay từ buổi bình minh của loài người, trong các bức tranh hang động giai đoạn cuối thời kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng 30.000 năm, khi con người bắt đầu giương buồm đi chinh phục biển cả.

Sinh vật có một nửa hình dáng giống con người (được gọi chung là chimera) cũng từng “làm mưa làm gió” trong rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết. Và kể từ năm 1403, việc phát hiện ra không ít xác ướp người cá lại càng khiến giới khảo cổ học trên thế giới vô cùng bối rối.

Những lần xuất hiện nàng tiên cá trong lịch sử

Những truyền thuyết đầu tiên của Nàng tiên cá có nguồn gốc khoảng 1.000 năm TCN – câu chuyện kể về nữ thần Syria nhảy xuống hồ để biến thành một con cá. Tuy nhiên, vẻ đẹp tuyệt vời của Syria đã không thể biến hoàn toàn thành cá mà chỉ có nửa dưới biến đổi được thôi. Kể từ đó, nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cùng tạo ra các câu chuyện về sinh vật kỳ lạ này.

Trong lịch sử, ngay cả các nhà thám hiểm nổi tiếng cũng cho biết họ đã từng nhìn thấy Nàng tiên cá. Trong số đó phải kể tới Christopher Columbus, ông nói rằng mình đã nhìn thấy Nàng tiên cá ở gần Haiti vào năm 1493 và mô tả “nàng không xinh đẹp như truyền thuyết, mặc dù khuôn mặt có nét giống với con người“.

Ông cũng lưu ý rằng trước đó đã vài lần nhìn thấy những sinh vật tương tự trên bờ biển Tây Phi.

Theo cuốn sách “Speculum Mundi” do đích thân Bộ trưởng Anh John Swan xuất bản năm 1635, mỹ nhân ngư tỏ ra hòa nhập với cuộc sống của “người trần” khá nhanh. Họ thích mặc quần áo đẹp, thích tung tăng dạo chơi và nghe các quý bà tâm sự nhưng tuyệt nhiên không bao giờ hé môi nói chuyện nửa lời.

Câu chuyện ngày càng ly kỳ và có nhiều tình tiết hấp dẫn hơn khi ngay cả báo chí cũng vào cuộc. Năm 1738, tờ nhật báo London của Anh đã đăng tải một bức ảnh gây sốc chứng minh rằng người cá thực sự tồn tại. Đó là tấm ảnh một mỹ nhân ngư có thân hình nhỏ bé, được tìm thấy tại bờ biển Hebrides nhưng nàng bị ném đá tới chết do tưởng nhầm là quái thai.

Sau đó, nàng đã được mai táng cẩn thận. Người dân trong làng cũng ra sức bảo vệ sự tích người cá này, bất cứ ai tỏ ý ngờ vực, họ sẵn sàng thề độc để minh chứng rằng đó là câu chuyện hoàn toàn có thật.

Nếu nói về người cá nổi tiếng nhất có lẽ phải kể tới mỹ nhân ngư FeeJee, một sinh vật quằn quại với khuôn mặt gớm ghiếc và hình dáng kỳ lạ với chiều dài chỉ vỏn vẹn 525 mm, chiều cao 210 mm và bề ngang 212 mm.

Được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1842 tại New York, FeeJee như một phép nhiệm màu trước con mắt tò mò của những người được chứng kiến.


Nhiều người cho rằng Nàng tiên cá chỉ là một nhân vật do trí tưởng tượng phong phú của con người thêu dệt.

Một quý ông tự xưng là “Tiến sĩ Griffith” bảo đảm đây là “người cá có thật 100% do một ngư dân người Nhật bắt được“.

Từ đó, xác ướp FeeJee được dựng thành mô hình và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong một thời gian dài, nó được trưng bày tại bảo tàng Barnum như minh chứng vững vàng nhất khẳng định Nàng tiên cá là có thật.

Cho tới nay, bản sao mô hình người cá FeeJee xuất hiện ở khá nhiều nơi, nhưng bản gốc đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại bản tàng Barnum vào đầu những năm 1860.

Hiện Bảo tàng Khảo cổ học và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard vẫn còn lưu giữ một phiên bản của FeeJee. FeeJee là một hiện tượng khiến các nhà khoa học thời đó đau đầu vì không thể lý giải nổi được sự tồn tại của sinh vật kỳ quái này.


Xác ướp FeeJee

Hình ảnh của FeeJee vẫn tiếp tục được lan truyền trên các mặt báo với những khẳng định như “Người cá trở lại“, “Người cá không còn là truyền thuyết“… Nhưng bên cạnh đó, nhiều người vẫn nghi ngờ về sự tồn tại của người cá, chính vì thế xác ướp FeeJee càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu nhiều hơn.

Sự thật về xác ướp người cá FeeJee

FeeJee còn được gọi là “cá khỉ” bởi xác ướp kỳ quái này có thân trên là của khỉ, nửa mình dưới là của cá.

Xác ướp này có 60% là xương người ở nửa trên và 40% nửa dưới là xương cá, Juanita Hollis, chuyên gia tại trường đại học Cambridge, Anh cho biết. Chính khẳng định này khiến người ta có cơ sở để tin tưởng hơn vào sự tồn tại của người cá.


Mô hình FeeJe.

Người ta bắt đầu nghĩ rằng giống như việc loài người tiến hóa từ vượn người, thì người cá có nguồn gốc từ loài cá khỉ.

Thậm chí có người đưa ra nhận định rằng FeeJee là tổ tiên cuối cùng của người cá, chúng bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và sự biến đổi của bề mặt trái đất.

Năm 2011, một nhóm nghiên cứu từ Đại học St George đã đưa ra một kết luận khiến giới khoa học sững sờ khi khẳng định FeeJee thực chất chỉ là một trò lừa bịp.

Đó là một sản phẩm cấy ghép tinh vi giữa mình khỉ và đuôi cá. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ tiên tiến đề điều tra kỹ lưỡng cấu tạo của loài cá khỉ này. Tháng 3/2011, họ đã chụp X-quang mẫu xác ướp cá khỉ tại viện Bảo tàng Horniman.

James Moffatt, tiến sĩ sinh lí học tại trường St George đưa ra kết quả đầy bất ngờ: “Chúng tôi đã sử dụng công nghệ hiện đại như máy CT scan, máy X-quang, kính hiển vi và máy in 3D để tiến hành xét nghiệm. Kết quả, xác ướp cá khỉ thực chất được làm từ giấy, lá cây, dây sắt, đất sét, các mẩu xương cá và chân gà. Không có một dấu vết nào liên quan tới khỉ“.


FeeJee còn được gọi là “cá khỉ” bởi xác ướp kỳ quái này có thân trên là của khỉ, nửa mình dưới là của cá.

Như vậy, ban đầu FeeJee chỉ được tạo ra như một vật may mắn cho ngư dân mỗi lần xa khơi nhưng không ngờ nó lại trở nên nổi tiếng, khiến nhiều người tin tưởng hơn vào sự tồn tại của người cá.

Từ công bố trên, các nhà khoa học lại tiếp tục đặt ra câu hỏi về tính xác thực của những câu chuyện trước đó. Liệu chúng có phải là thật hay không? Nhưng dù Nàng tiên cá có thật hay không thì đó vẫn là một hình ảnh đẹp trong tâm trí nhiều người. Người ta vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó được nhìn thấy nàng tiên cá bằng xương bằng thịt chứ không phải là một xác ướp bị làm giả.

 

Theo Tổng hợp