Người Anh đã học mót “công nghệ” hỏa tiễn của một vị vua Ấn Độ

Người Anh đã học mót

Hỏa tiễn Mysorean là dạng hỏa tiễn bọc sắt đầu tiên triển khai thành công cho mục đích quân sự. Hyder Ali, người cai trị vùng Mysore (Ấn Độ) ở thế kỷ 18 và con trai ông, Tipu Sultan đã sử dụng chúng chống lại Công ty British East India trong khoảng 1780-1790. Cuộc chạm trán của họ với công ty khiến cho người Anh biết đến công nghệ này và áp dụng việc phát triển hỏa tiễn Congreve (1804).

Quân đội Mysore có một quân đoàn tên lửa thường trực, bắt đầu với khoảng 1.200 người dưới thời Hyder Ali. Trong trận Pollilur (1780), trận chiến thứ hai giữa Anh và Mysore, các kho đạn dược của đại tá William Baillie (Anh) được cho là bị kích nổ bởi một hỏa tiễn Hyder Ali, góp phần vào thất bại của quân Anh.

Loại hỏa tiễn này được gắn với kiếm và có thể bay vài mét trong không khí trước khi hướng lưỡi kiếm về phía kẻ thù. Hỏa tiễn Mysore sử dụng các ống sắt để giữ nhiên liệu đẩy, điều này cho phép lực đẩy lớn hơn và tầm bắn xa hơn khoảng 2km.

Cho dù phần sắt được rèn khá thô sơ, sức mạnh của các thùng chứa thuốc nổ đen tỏ khá cao. Tại thời điểm đó, hỏa tiễn cũng tồn tại ở châu Âu, nhưng chúng không được bọc sắt nên không thể chịu áp lực lớn và do đó không thể đi được khoảng cách xa, có tầm bắn thấp hơn so với đối thủ ở Đông Á.


Một số hỏa tiễn nổ trong không khí như mìn.

Các hỏa tiễn có thể có kích thước khác nhau, nhưng thường gồm có một ống sắt rèn mềm dài khoảng 20cm và đường kính 3,8-7,6cm, đóng ở một đầu và buộc vào với ống trục tre dài 1m. Ống sắt đóng vai trò là buồng đốt và chứa chất nổ được bọc kĩ. Một hỏa tiễn mang theo 1 pound (0,45kg) chất nổ có thể đi gần 900m.

Một số hỏa tiễn nổ trong không khí như mìn. Số khác, được gọi là hỏa tiễn mặt đất, bật trở lại ngay khi chạm đất và nảy lên theo đường uốn lượn cho đến khi hết lực đẩy. Theo một nhân viên tiếng Anh trẻ tuổi tên là Bayly khi đó: “Chúng tôi bị quấy nhiễu bởi các pháo thủ đến mức không thể di chuyển khỏi sự lợi hại của các hỏa tiễn này…”.

Pháo thủ được đào tạo để phóng hỏa tiễn ở một góc tính từ đường kính của hình trụ và khoảng cách đến mục tiêu. Ngoài ra, hệ thống bệ phóng di động có khả năng phóng 5–10 hỏa tiễn gần như đồng thời cũng được sử dụng trong chiến tranh.

Ngoài việc được dùng như một phương tiện chiến đấu, hỏa tiễn Mysore cũng được sử dụng cho mục đích nghi lễ. Khi câu lạc bộ Jacobin của Mysore đưa một phái đoàn đến gặp Tipu Sultan, 500 hỏa tiễn đã được phóng tương tự như nghi lễ bắn đại bác.

Trong cuộc tấn công kết thúc của quân Anh vào ngày 2 tháng 5 năm 1799, súng của quân đội Anh bắn vào một đội tên lửa của Tipu Sultan, khiến chúng phát nổ và tạo ra cột khói cao ngút và một loạt vụ phát nổ trắng sáng phát ra từ chiến địa. Cuối cùng, với tiềm lực quân sự mạnh hơn, quân Anh giành chiến thắng và Tipu đã bị xử bắn.

Người Anh học tập công nghệ Mysore

Sau thất bại của người Ấn, 600 bệ phóng, 700 hỏa tiễn hoạt động và 9.000 hỏa tiễn rỗng được tìm thấy. Một số hỏa tiễn có khoang thủng để hoạt động như pháo cháy, một số khác có phần bằng sắt hoặc thép buộc với tre. Khi gắn lưỡi dao vào tên lửa, chúng trở nên rất không ổn định, đặc biệt vào cuối hành trình bay. Lúc đó chúng giống như lưỡi hái có thể quay, chém tất cả những gì cản đường.


Hỏa tiễn Congreve.

Những kinh nghiệm này đã dẫn pháo thủ Hoàng gia Woolwich tới việc bắt đầu một nghiên cứu và phát triển chương trình hỏa tiễn quân sự vào năm 1801, dựa trên công nghệ Mysore.

Một số vỏ hỏa tiễn đã được thu thập từ Mysore và gửi đến Anh để phân tích. Màn trình diễn đầu tiên của hỏa tiễn nhiên liệu rắn vào năm 1805.

Hỏa tiễn Congreve đã được người Anh sử dụng trong chiến tranh Napoleon và Chiến tranh năm 1812. Chúng cũng được sử dụng trong năm Trận chiến của Baltimore 1814.

 

Theo Genk/tienphong