Dân chúng ở 7 trong tổng số 10 nước hạnh phúc nhất thế giới thuộc châu Mỹ La-tinh, theo kết quả điều tra của Gallup.
Đây có lẽ là một nghịch lý, bởi 7 nước trong top 10 nước hạnh phúc nhất thế giới lại có những chỉ số như phúc lợi xã hội, y tế công, thu nhập và giáo dục nghèo nàn.
Theo kết quả điều tra của Gallup công bố ngày 19/12, những người hạnh phúc nhất thế giới không phải sống ở quốc gia giàu nhất là Qatar hay ở Nhật bản – nước có tuổi thọ cao nhất thế giới. Điều này khiến nhiều người trên thế giới không khỏi ngạc nhiên.
Gần 150.000 người ở 148 quốc gia trên khắp thế giới được Gallup hỏi đều nhận định rằng, 7 trên 10 nước hạnh phúc nhất hành tinh đều sống ở Mỹ La-tinh.
Một trong 7 nước trên là Guatemala, quốc gia chìm trong nội chiến kéo dài hàng thập kỷ kéo theo làn sóng băng đảng tội phạm, với tỷ lệ giết người cao nhất thế giới. Đất nước này đứng trước Iraq trong danh sách của Liên Hiệp Quốc về Chỉ số phát triển con người (HDI). Đây là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Mặc dù Guatemala được xếp hạng thấp theo tiêu chí trên nhưng dân chúng ở đây sống hạnh phúc thứ 7 thế giới.
“Guatemala là quốc gia có những con người thân thiện, cởi mở và luôn mỉm cười. Dù họ phải đối mặt với nhiều vấn đề nhưng xung quanh họ luôn là vẻ đẹp tự nhiên, khiến họ luôn lạc quan, hạnh phúc và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn”, nhân viên của Gallup là Luz Castillo 30 cho biết.
Từ năm 2011, Tổ chức Gallup hỏi khoảng 1.000 người ở 148 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới 5 câu về cảm xúc ngày hôm trước, đó là: “Bạn có được tôn trọng? Cười nhiều hay không? Làm một điều thú vị? Cảm thấy vui vẻ và khoái chí hay không?”.
85% người dân ở Panama và Paraguay trả lời “có” với 5 câu hỏi trên. Do đó, hai quốc gia này nằm ở top 2 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Tiếp theo dạnh sách là các nước El Salvador, Venezuela, Trinidad và Tobago, Thái Lan, Guatemal, Philippines, Ecuador và Costa Rica.
Tỷ lệ trung bình của các câu trả lời “có” cũng phản ánh tinh thần lạc quan của người dân trên thế giới. Gallup nhận thấy 85% số người trưởng thành cảm thấy được tôn trọng, 72% người nói rằng họ tươi cười ngày hôm trước, 73% cảm thấy vui vẻ và 72% cảm thấy thoải mái.
Trong khi đó, chỉ có 43% trong tổng số người được hỏi trả lời “có” với câu hỏi bạn có làm điều gì thú vị ngày hôm trước hay không?. Qua đó, các nhà khảo sát đánh giá, mặc dù thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng người dân vẫn có thái độ tích cực về cuộc sống.
Số liệu khảo sát cho thấy một điều bất ngờ khác là chỉ số hạnh phúc không tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế. Theo đó, mặc dù Panama chỉ xếp thứ 90 trong danh sách chỉ số GDP tính heo đầu người năm ngoái, nhưng lại là nước xếp cao nhất trong bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc.
Người dân ở Mỹ latinh lọt top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Trong khi đó, người dân Singapore cảm thấy bất hạnh nhất. Mặc dù đây là một trong những quốc gia giàu có và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất, xếp thứ 5 về GDP theo đầu người, nhưng người dân ở đây lại không cảm thấy hạnh phúc. nhưng người dân lại cảm thấy ít hạnh phúc nhất.
Thêm vào đó, nhiều quốc gia giàu có, phát triển khác cũng nằm ở cuối danh sách. Cụ thể, Đức và Pháp cùng với những người dân nghèo châu Phi sống ở Somaliland ngậm ngùi xếp ở vị trí thứ 47 trong danh sách. Đặc biệt, Mỹ là cường quốc số 1 thế giới cũng chỉ xếp ở vị trí thứ 33, gây “sốc” cho nhiều người.
Đó là một nghịch lý xảy ra với các quốc gia phát triển. Nó đặt ra bài toán hóc búa cho nhiều chính phủ làm sao cân bằng được giữa tăng trưởng kinh tế với việc thay đổi nhận thức của người dân về sự hài lòng của họ với các chỉ số như tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ tốt nghiệp ĐH.
Vương quốc Bhutan nằm trên dãy Himalaya nổi tiếng với chính sách tác động đến thái độ tích cực của người dân đó là “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness – GNH).
Chỉ số đa chiều GNH Nó do Quốc vương Jigme Singye Wangchuck giới thiệu khi lên ngôi năm 1972. Ông quan niệm rằng, hạnh phúc xã hội căn bản có thể đo lường được dựa vào chất lượng dinh dưỡng, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống cộng đồng.
Trong 3 thập niên qua, đất nước 2,2 triệu dân này phát triển được mạng lưới đường bộ đáng kể cùng lúc với việc mở rộng độ che phủ của diện tích rừng, điều tưởng như mâu thuẫn.
Tuổi thọ trung bình của người dân Bhutan cũng tăng lên thêm 19 tuổi từ năm 1984 đến 1998. Tỉ lệ người biết chữ tăng từ 17% lên gần 50% và giáo viên được luân chuyển liên tục từ thành thị ra nông thôn nhằm bảo đảm cho học sinh có cơ hội tiếp cận giáo viên giỏi ngang nhau.
Đất nước bé nhỏ bên rìa ngọn Himalaya này khá khôn ngoan trong việc tiếp nhận có hạn chế du khách nước ngoài (chủ yếu là du khách giàu) nhằm bảo vệ các di tích cổ và các giá trị văn hóa lâu đời.
Nhằm phản ánh chính xác hơn tình hình phát triển xã hội, Thủ tướng Anh David Cameron công bố một chương trình phúc lợi quốc gia trong năm 2010, một phần của một cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
Chính quyền Anh tiến hành một cuộc khảo sát quốc gia với ự tham gia của 200.000 người dân được hỏi những câu như: “Bạn có hài lòng với cuộc sống hiện tại hay không?”.
Theo danh sách của Gallup, top 10 quốc gia cảm thấy bất hạnh nhất không có gì ngạc nhiên khi thấy Iraq, Yemen, Afghanistan và Haiti có mặt tại đó. Nằm ở vị trí giữa bảng danh sác là Armenia, Georgia và Lithuania.