Người mắc bệnh Alzheimer có thể khôi phục được trí nhớ?

Người mắc bệnh Alzheimer có thể khôi phục được trí nhớ?
Nghiên cứu đột phá này đã kiểm chứng được cách mà bệnh mất trí nhớ ảnh hưởng đến chuột và giúp con người hiểu rõ hơn cơ chế khiến người bị bệnh Alzheimer mất khả năng nhớ lại ký ức có thực. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học phát triển một phương pháp chữa bệnh mất trí nhớ trong tương lai gần.
Người đứng đầu nghiên cứu này là người chiến thắng giải Nobel Susumu Tonegawwa. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu được gọi là Optogenetics – biến đổi gen bằng ánh sáng. Những con chuột đã được biến đổi gen để có những triệu chứng giống như người bị bệnh Alzheimer, nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mất trí nhớ và ảnh hưởng đến khoảng 5,3 triệu người Mỹ năm 2015.
Người mắc bệnh Alzheimer có thể khôi phục được trí nhớ?
Các nhà nghiên cứu đặt những con chuột trong một chiếc hộp và gây sốc điện chân của chúng với một dòng điện không đủ mạnh để gây nguy hiểm. Để kiểm tra việc phục hồi trí nhớ, các nhà nghiên cứu đặt những con chuột đó vào một chiếc hộp tương tự trong vòng 24 tiếng sau đó. Sau khi theo dõi, họ phát hiện ra rằng những con chuột có triệu chứng của người bị Alzheimer không có biểu hiện sợ hãi. Những con chuột không có triệu chứng của người bị bệnh Alzheimer ngược lại lại tỏ ra sợ hãi do bị sốc điện trở lại.
Các nhà khoa học sau đó đã cố gắng phục hồi trí nhớ của những con chuột không sợ hãi bị điện giật bằng cách kích thích vùng não bộ với phương pháp Optogenetics – biến đổi gen bằng ánh sáng. Ánh sáng xanh được sử dụng giúp kích hoạt các tế bào engram của chuột, một loại tế bào liên quan đến trí nhớ. Sau đó họ đặt chúng vào trong những chiếc hộp như ban đầu và những chiếc hộp mới. Kết quả cho thấy, lũ chuột trở nên sợ hãi ở cả hai môi trường chiếc hộp khác nhau. Điều này đưa ra giả định rằng trí nhớ của chúng không những được phục hồi mà còn được giữ lại.
“Trực tiếp kích hoạt các tế bào được tin là có thể giữ lại và phục hồi trí nhớ,” tác giả đứng đầu nghiên cứu Dheeraj Roy đến từ Đại học MIT cho biết. “Điều này cho thấy bản chất của bệnh mất trí nhớ là do vấn đề tiếp cận thông tin, chứ không phải khả năng học hỏi hay lưu trữ trí nhớ.”
Các nhà khoa học hy vọng rằng phát hiện này một ngày nào đó có thể áp dụng cho con người. “Bởi vì con người và chuột có nguyên tắc chung về bộ nhớ. Phát hiện này đem lại hi vọng cho bệnh nhân Alzheimer, ít nhất là những người mắc bệnh trong giai đoạn đầu có thể giữ được trí nhớ trong não và điều này cũng đồng nghĩa với khả năng chữa bệnh Alzheimer,” Tonegawa cho biết.
Nguyễn Mai Nguồn: HNGN 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.