Dự án này đã được người Nga ấp ủ nhiều năm nay, nhưng chưa biết bao giờ sẽ thành sự thực.
Đã nhiều năm nay, người Nga vẫn toan tính đưa lên Vũ trụ một cái … khách sạn. Kế hoạch này của người Nga, nếu như được thực hiện, thì sẽ biến toàn bộ phần màu đỏ trong hình dưới đây trở thành một khu vực khách sạn sang trọng.
Chú thích: Màu vàng – Mỹ, Màu đỏ – Nga, Màu hồng – Nhật Bản, Màu xanh lá – Châu Âu, Màu xanh dương – Canada, Màu tím – Ý và Màu cam – Brazil.
Đa số những phần ấy chưa bao giờ thực sự được gắn vào trạm ISS, thậm chí còn chưa được lắp đặt. Bên cạnh hai mẫu module được Nga dựng lên là Zarya (thuộc sở hữu của Mỹ) và Zvezda, toàn bộ những gì tới từ đất nước Nga trên trạm ISS chỉ là ba hệ thống gắn tàu với trạm, module xếp hàng hóa cũng được dùng cho mục đích nghiên cứu, nhưng chẳng có thứ gì là tấm năng lượng Mặt Trời lớn, phòng thí nghiệm hay module nghiên cứu có như trong hình trên cả.
Không phải là Nga bỏ ngỏ chương trình Vũ trụ của mình, họ vẫn có kế hoạch lắp đặt và phóng lên một module nghiên cứu khác có tên là Module Khoa học và Năng lượng – Science and Power Module, viết tắt là NEM. Họ đang có kế hoạch “gói NEM” mang lên trạm ISS. Tuy nhiên, không chắc đây có phải là cái khách sạn trong mơ không.
NEM sẽ có một hai cánh thu năng lượng Mặt Trời lớn và một module khá rộng rãi, chứa được giá để thiết bị nghiên cứu và cả phi hành đoàn nữa. Thiết kế của NEM có điểm đặc biệt này: nó không còn dựa theo mẫu modile TKS đã được sử dụng bởi cơ quan hàng không vũ trụ Nga từ hồi những năm 1970.
Dự kiến NEM sẽ lên quỹ đạo vào năm 2021 nhưng do nguồn quỹ hạn hẹp, Nga đã hoãn dự án này lại. Tuy nhiên, nếu nó được biến từ một “trạm Vũ trụ” thành một “khách sạn không gian cho người nhiều tiền”, có lẽ nó sẽ có một nguồn vốn mới đưa về từ những “người nhiều tiền” kia.
Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmo đã có một kế hoạch xin cấp vốn như vậy đấy: họ ra giá 4 triệu USD tiền vé cho một chỗ ở trên module NEM. Tổng chi phí của toàn bộ chuyến bay lên trạm ISS sẽ là 40 triệu USD, bao gồm 2 tuần ăn ngủ trên đó. NEM sẽ vượt trên tiêu chuẩn của khoang ở vốn có trên trạm ISS: họ sẽ có cửa sổ lớn để ngắm cảnh, có phòng vệ sinh và phòng tắm riêng, sẽ có Wi-Fi (mạng trên trạm ISS vốn chậm lắm) và thiết bị tập thể dục.
Theo như trang Popular Mechanics tính toán, thì cơ quan Vũ trụ Roscosmos sẽ cần bán 36 ghế (18 chuyến bay trên con tàu ba chỗ chở Soyuz) để có thể kiếm được lợi nhuận. Họ cũng chỉ ra thêm rằng chỉ có 0,33% dân số thế giới, trên lý thuyết, có thể trải nghiệm được chuyến bay có một không hai này.
Có thể đây là kế hoạch cực kỳ dài kỳ, nhưng cũng nên nhắc lại rằng người Nga đã từng bán được một chuyến du lịch Vũ trụ thế này hồi năm 2001 rồi. Từ khi ấy, đã có 6 chuyến khách du lịch lên thăm trạm ISS và chưa hề xảy ra sự cố nào. Kế hoạch của người Nga hoàn toàn khả thi.