Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết

Tết chỉ thực sự về khi có sự hiện diện của bánh tét, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, và cả những xấp bao lì xì xinh xắn, bắt mắt nữa! Không biết từ bao giờ lì xì (mừng tuổi) đầu năm đã trở thành một trong những phong tục ngày Tết dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam. Không có tài liệu nào nói chính xác thời điểm nào phong tục lì xì đầu năm du nhập vào nước ta nhưng từ bao đời nay và người Việt vẫn giữ gìn phong tục này như một nét đẹp truyền thống, trở thành một phần đậm đà của phong vị Tết Việt.

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết
Ảnh minh họa

Nguồn gốc của tục lì xì

Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.

Ý nghĩa của tục lì xì

Đến ngày nay, tục lì xì đã thay đổi ít nhiều bởi thói quen của người lớn dẫn đến việc trẻ con thường coi trọng vấn đề “vật chất” mà ít quan tâm đến ý nghĩa tốt đẹp của phong tuc này. Để gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, các bậc phụ huynh nên lưu ý không cho quá nhiều tiền vào bao lì xì và dạy trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này, chứ không phải giá trị vật chất trong những bao lì xì.

Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc – người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…

Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà trước đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.

Phát ngán vì vợ “hot girl” vụng thối vụng nát ngày tết
(Chia sẻ) – Trong số 3 con dâu của mẹ tôi, có vợ tôi là vụng về nhất. Đã vụng về, lại lười biếng và không có thành ý.
Tết đến gần, tôi nhớ vợ cũ đến rơi nước mắt
(Chia sẻ) – Gần tết, nhìn hàng xóm láng giềng tấp nập đi sắm sanh tết nhất, nhìn lại nhà mình nguội lạnh, dửng dưng. Tôi ân hận và nhớ vợ cũ vô cùng.
Biếu tết nội – ngoại: Đòi công bằng, chồng đuổi vợ ra khỏi nhà
(Chia sẻ) – Huy định biếu tết bố mẹ đẻ cả chục triệu, trong khi bố mẹ tôi anh nói, chỉ cần giỏ quà và 2 triệu đồng là được.

Nguồn: Phong Linh (TH)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.