Nguy cơ sóng thần tại bở biển phía Tây Hoa Kỳ

Nguy cơ sóng thần tại bở biển phía Tây Hoa Kỳ

Khả năng một đợt sóng thần lớn từ Thái Bình Dương đến khu vực bờ biển phía Tây Hoa Kỳ có thể lớn hơn những suy nghĩ trước đây, theo nghiên cứu mới về những bằng chứng địa lý dọc theo Vịnh Alaska.

Nghiên cứu mới cho thấy những đợt sóng thần trong tương lai sẽ đạt đến mức độ lớn hơn nhiều so với sóng thần năm 1964 do động đạt tại Alaska. Những con số chính thức về số lượng tử vong do biến cố động đất năm 1964 là 130: 114 người tại Alaska và 16 người tại Oregon và California. Sóng thần trực tiếp giết 35 người và gây ra nhiều thiệt hại tại Alaska, British Columbia, và khu vực Hoa Kỳ Thái Bình Dương.

Động đất Alaska năm 1964 – trận động đất lớn thứ hai trong lịch sử với cường độ 9,2 – đã tạo ra một loạt những đợt sóng khổng lồ cao đến 12,7 mét tại khu vực Vịnh Alaska và 52 mét tại Vịnh Shoup tại Valdez Arm.

Nghiên cứu nhận định rằng nứt gẫy với diện tích lớn hơn khu vực nứt gẫy năm 1964 có thể tạo ra một đợt sóng thần lớn hơn nhiều. Hệ thống cảnh báo đã sẵn sàng tại vùng bờ biển phía Tây nhưng các phát hiện cho thấy vẫn cần xem xét lại các kế hoạch sơ tán trong khu vực này.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Durham, Anh Quốc, Đại học Utah và Công ty tư vấn Plafker Geohazard, đã đo quy mô của các trận động đất trong 2000 năm trở lại đây sử dụng các mẫu vật từ tầng đất cái và trầm tích tại các địa điểm dọc theo bờ biển Alaska. Nhóm nghiên sử dụng phương pháp cácbon phóng xạ để xác định niên đại của các lớp than bùn và trầm tích, đồng thời phân tích sự phân bố của bùn, cát, và than bùn bên trong. Các kết quả cho thấy động đất trong khu vực này có thể làm nứt gẫy một phạm vi bờ biển và đáy biển lớn hơn những suy nghĩ trước đây.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Quaternary Science Reviews và do Quỹ khoa học quốc gia, NASA và Cơ quan khảo sát địa lý Hoa Kỳ tài trợ. Các kết quả cho thấy tác động tiềm tàng của sóng thần tạo ra có thể lớn hơn đáng kể so với việc đoạn dài 80km năm 1964, và đoạn Yakataga liền kề dài 250 km cùng nứt gẫy một lúc.

Tác giả chính, giáo sư Ian Shennan, thuộc Khoa địa lý Đại học Durham, cho biết: “Những mẫu vật của chúng tôi cho thấy khu vực bị ảnh hưởng của những trận động đất trước đây lớn hơn 15% so với biến cố năm 1964. Bằng chứng lịch sử về nứt gẫy địa tầng trên diện rộng và cùng một lúc trong khu vực Alaska có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng sóng thần của Vịnh Alaska và khu vực Thái Bình Dương. “

“Các lớp than bùn cung cấp một bức tranh rõ ràng về điều gì đã xảy ra. Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng hai trận động đất lớn đã xảy ra tại Alaska trong 1500 qua, và các phát hiện cho thấy một trận động đất lớn hơn và một đợt sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp hơn biến cố 1964 là một điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Khu vực này đã từng gánh chịu một trận động đất lớn kèm sóng thần trước đây, và bằng chứng của chúng tôi chỉ ra rằng những nứt gẫy nhiều hơn và rộng hơn có thể xảy ra”.

Nguy cơ sóng thần tại bở biển phía Tây Hoa Kỳ
Thành phố Sitka, Alaska. Khả năng một đợt sóng thần lớn từ Thái Bình Dương đến khu vực bờ biển phía Tây Hoa Kỳ có thể lớn hơn những suy nghĩ trước đây, theo nghiên cứu mới về những bằng chứng địa lý dọc theo Vịnh Alaska. (Ảnh: iStockphoto/Brandon Laufenberg)

Sóng thần có thể được tạo ra do sự chuyển dịch các dòng nước một cách nhanh chóng khi đáy biển nâng lên hoặc lún xuống do chuyển động của vỏ Trái Đất gắn liền với các trận động đất. Tính chất nông của đáy biển ngoài khơi Alaska có thể tăng sức tàn phá của một đợt sóng thần Thái Bình Dương. Động đất rất khó để dự đoán trong khu vực này, nơi chuyển giao giữa hai đứt đoạn địa tầng, đứt đoạn Fairweather, và khu bực Aleutian. Năm 1899 và 1979, những trận động đất lớn xuất hiện trong khu vực nhưng không hình thành sóng thần vì đứt gãy nằm bên dưới lòng đất chứ không phải đáy biển.

Giáo sư Ron Bruhn từ Đại học Utah cho biết: “Nếu một trận động đất lớn hơn xảy ra trong khu vực này, kích thước có thể của sóng thần sẽ lớn hơn đáng kể so với năm 1964, vì động đất nhiều nứt gẫy có thể làm dịch chuyển vỏ lục địa nông của tiểu địa tầng Yakutat”.

“Trong trường hợp nhiều nứt gẫy, năng lượng được truyền cho sóng thần sẽ lớn hơn và sóng thần sẽ đi xa hơn. Ngoài những cộng đồng nhỏ gần nguồn sóng thần, những khu vực xa hơn như Đông Nam Alaska, British Columbi, và khu vực bở biển phía Tây Hoa Kỳ từ Washington đến California cũng sẽ bị ảnh hưởng”.

Hệ thống cảnh báo đã sẵn sàng tại khu vực bờ biển phía Tây Hoa Kỳ và Hawaii từ đợt sóng thần quần đảo Aleutian năm 1946. Đã có những cải tiến đáng kể sau vụ động đất năm 2004 dưới Ấn Độ Dương gây nên đợt sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử, lấy đi sinh mạng của hơn 230.000 người. Giáo sư Shennan cho biết: “Động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào bất kể ngày hay đêm, và đó là một thách thức lớn cho những người lên kế hoạch khẩn cấp. Một đợt sóng thần trong khu vực này có thể gây ra thiệt hại to lớn về người và của từ Alaska đến California và xa hơn nữa; năm 1964 tác động của sóng thần đã lan đến tận phía Nam California”.

Tiến sĩ George Plafker thuộc Công ty tư vấn Plafker Geohazard cho biết: “Một trận động đất lớn chưa chắc đã tảo a một đợt sóng lớn. Độ cao của sóng thần phụ thuộc vào độ sâu của biển, và số lượng chỗ trượt và chỗ lún của các đứt gãy, và tất cả các yếu tố này biến đổi đáng kể theo đợt sóng”.

“Sóng thần sẽ xuất hiện trong tương lai. Còn nhiều vấn đề về cản báo và sơ tán một số lượng dân cư đông đúc nhanh chóng và an toàn. Hoa Kỳ có hệ thống cảnh báo rất tất nhưng nhận thức của người dân còn hạn chế”.

 

Theo G2V Star (ScienceDaily)