Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tỉ lệ sinh mổ chỉ nên dao động ở mức từ 10 – 15%. Tuy nhiên, tỉ lệ này hiện nay đang ở mức khá cao (khoảng 30%), đặc biệt ở các đất nước có thu nhập cao như Australia, Anh và Mỹ. WHO cũng ước tính có khoảng 6,2 triệu ca đẻ mổ không cần thiết đã được thực hiện vào mỗi năm. Tình trạng này gây ra nhiều nguy cơ bị tai biến trong và sau khi sinh cho cả phụ sản và em bé. Đối với em bé, sinh mổ là nguyên nhân chính gây ra suy thai, nguy hiểm đến mạng sống của chúng. Đối với sản phụ, nguy cơ lớn nhất cũng là tử vong. Bài viết này sẽ cho bạn biết thêm về những nguy hiểm “rình rập” sản phụ sau khi đẻ mổ.
Những nguy hiểm của sản phụ khi sinh mổ
So sánh với phương pháp sinh thường, tỉ lệ sản phụ tử vong khi sinh mổ cao hơn gấp 4 lần trong trường hợp khẩn cấp, và cao hơn gấp 3 lần trong trường hợp tự chọn biện pháp sinh không bắt buộc.
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi đẻ mổ, đặc biệt là nhiễm trùng bàng quang do dùng ống thông tiểu. Nhiễm trùng do vết rạch mổ cũng rất phổ biến và gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu kéo dài cho sản phụ. Ngoài khu vực rạch mổ, phẫu thuật sinh con cũng làm tổn thương các vùng lân cận của cơ thể, trong đó tổn thương bàng quang là phổ biến nhất.
Phụ nữ đẻ mổ cũng có nhiều khả năng bị xuất huyết hơn so với phụ nữ đẻ thường. Mất máu thường là kết quả của các mạch máu bị cắt. Bên cạnh đó, sản phụ sinh mổ còn gặp các tổn thương khác như máu đông và tắc trong tĩnh mạch ở chân và vùng xương chậu. Nếu máu đông di chuyển đến phổi, chúng có thể gây ra tắc mạch phổi và đe dọa tính mạng của bà đẻ.
Nguy cơ việm dạ con cũng có thể xảy ra khiến bà đẻ sốt cao, tăng tiết dịch âm đạo và dịch âm đạo có mùi hôi. Thậm chí, nguy cơ phải cắt bỏ tử cung trong và sau khi đẻ mổ cũng có thể xảy ra và có nguy cơ lớn hơn so với phương pháp sinh thường.
Ảnh hưởng đến tình mẫu tử
Phụ nữ đẻ mổ luôn có thời gian nằm viện lâu hơn phụ nữ sinh thường và phải quay lại bệnh viện để kiểm tra sức khỏe hậu sản. Đây là một trong những lý do chính khiến người mẹ phải hạn chế gặp con. Cũng trong giai đoạn này, họ phải tránh vận động mạnh nên tiếp xúc da qua da giữa mẹ và trẻ sơ sinh bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sợi dây tình cảm mẹ con cũng như cảm giác thiếu an toàn của em bé mới sinh không được mẹ ôm ấp.
Nguy hiểm cho những lần mang thai sau
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sinh mổ phải mất ít nhất 3 năm để thụ thai và có thai trở lại. Lý do là bởi vì lần sinh mổ trước đó làm tăng các biến chứng như nhau tiền đạo và nhau cài răng lược. Cả hai đều có thể gây ra chảy máu nhiều và đe dọa tính mạng.
Nguy cơ bị vỡ tử cung là rất nhỏ (dưới 1%) và ít xảy ra hơn so với các biến chứng hiếm gặp khác. Tuy nhiên, vỡ tử cung thường được đưa ra giống như cái cớ để chọn sinh mổ, và đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy hiểm cho các ca phẫu thuật sinh con.
Nếu bạn đang mang thai và có đủ sức khỏe để sinh thường, chọn lựa sinh mổ là không cần thiết. Hãy chăm sóc và theo dõi sức khỏe thai kỳ tốt để sẵn sàng đẻ thường nhé.
Nguyễn Mai – Nguồn: BB
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.