Trong quá trình mang thai, người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý lẫn hình dáng bên ngoài. Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là chiếc bụng bầu ngày một lớn. Sang đến giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, mẹ và bé đã đi được hơn nửa chặng đường, tử cung càng ngày càng lớn để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi đó tử cung sẽ chèn ép vào thành dạ dày, khiến bụng mẹ bầu cứng hơn rất nhiều. Càng về những tháng cuối thai kỳ, bụng càng có biểu hiện cứng hơn. Hiện tượng này là bình thường, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ cũng nên biết về một số nguyên nhân gây cứng bụng khi mang thai sau.
Tử cung
Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng. Thai nhi nằm gọn trong tử cung và phát triển hoàn toàn cho đến lúc lọt lòng mẹ. Tử cung càng lớn càng chèn ép và các cơ quan khác. Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu có cảm giác bị cứng bụng khi mang thai là tử cung đang lớn dần về kích thước. Trên thực tế, tử cung bắt đầu chèn ép vào các cơ quan lân cận ngay từ giai đoạn thai kỳ thứ 1. Tuy nhiên sang thai kỳ thứ 2 mẹ mới cảm nhận rõ bụng đang bị cứng.
Thai nhi phát triển trong tử cung, được đóng tại khoang chậu giữa bàng quang và trực tràng. Những vòng eo sẽ mở rộng sau khi em bé và tử cung bắt đầu phát triển lớn hơn. Nguyên nhân chính của bụng cứng trong quá trình mang thai là tử cung bắt đầu để tạo áp lực trên bụng và nó có xu hướng mở rộng. Trong thực tế, điều này xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên khi tử cung bắt đầu căng ra. Hơn nữa, khi em bé phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai, lượng nước trong dạ dày sẽ tăng lên. Nó cuối cùng sẽ dẫn đến một dạ dày cứng.
Khung xương thai nhi bắt đầu phát triển
Phụ nữ mang thai thường gặp các triệu chứng căng cứng bụng sau thai kỳ thứ 2 vì khi đó hệ xương của thai nhi phát triển và tăng kích thước cùng một thời điểm. Bụng mẹ sẽ cứng hơn rất nhiều sau khi xương của bé bắt đầu hình thành. Ngoài lý do tử cung phát triển, khung xương thai nhi phát triển cũng khiến bụng mẹ cứng hơn.
Mẹ bầu béo và gầy
Bụng cứng hay không phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu. Thông thường phụ nữ gầy sẽ trải nghiệm cảm giác cứng bụng sớm hơn. Mẹ bầu tăng cân nhiều có thể đến thai kỳ thứ 3 mới có cảm giác này.
Những vết rạn da
Hầu hết bà mẹ mang thai đều có triệu chứng đau bụng bất thường trong thời kỳ này. Những cơn đau sẽ nhẹ hơn sau khi em bé chào đời. Nếu cảm thấy đau nhiều ở thai kỳ thứ 3, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây là do tử cung đang phát triển rộng ra. Nếu đau dữ dội và thường xuyên, thì nên đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ. Căng tức bụng có thể một phần do mẹ bầu bị rạn da. Các vết rạn hình thành do da không có đủ thời gian thích nghi với sự thay đổi của tử cung. Mẹ bầu có thể dùng các loại kem chống rạn, dầu dừa, dầu oliu, mát xa hàng ngày tại vùng bụng để phòng và ngừa rạn da. Lưu ý luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Táo bón
Chế độ ăn nghèo nàn ít chất xơ cùng thói quen ăn uống không lành mạnh cũng khiến bụng mẹ bầu bị cứng trong giai đoạn này. Không những thế nó còn làm tình trạng táo bón ở mẹ bầu trầm trọng và khó chữa trị hơn. Khi bị táo bón, bụng mẹ bầu càng căng tức khó chịu. Tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ khiến mẹ bầu không được thoải mái. Vì vậy hãy cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và uống nhiều nước để tránh táo bón trong thai kỳ.
Việt Hà – Nguồn: BS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.