Chỉ sau một đêm, trái cây từ già đến non khi được phun, tiêm hóa chất sẽ chín đều rờ rỡ, màu sắc bắt mắt. Người tiêu dùng sành ăn cũng khó mà phân biệt được.
-
1
Sầu riêng tắm hóa chất
Để có lãi, các thương lái thường mua cả vườn sầu riêng (mua mão). Đến kỳ thu hái họ thuê người hái bẻ hết một lượt từ trái già đến trái non rồi dú thuốc cho chín hàng loạt. Sau khi hái, thương lái nhúng trái sầu riêng vào một loại hóa chất đã hòa sẵn, mục đích để ép chín sầu riêng rồi đưa ra thị trường.
Những trái sầu riêng non bị ép chín bằng hóa chất thường chỉ có vài múi lép, nhạt thếch, thậm chí không ăn được.Theo phản ánh, sau khi sầu riêng được nhúng hóa chất, đồng loạt các trái sầu riêng đều chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt… Đặc biệt, màu sắc của trái cây nhuộm hóa chất giống như trái chín tự nhiên, chỉ có người sành sầu riêng mới phân biệt đâu là trái tự chín và bị ép chín. Qua tìm hiểu, loại hóa chất thương lái dùng nhuộm trái có nhãn mác là “Trái Chín”, được sản xuất tại TP.HCM. Cũng có nơi sầu riêng được ép chín bằng cách pha hóa chất với nước thành hỗn hợp sền sệt bôi lên cuống trái, sau đó sầu riêng được xếp vào một nơi và phủ bạt lên trên chờ chín.Một thương lái tại TP.HCM cho biết sầu riêng chín do thuốc đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng.
-
2
Mít tiêm hóa chất vàng óng tận xơ
Một thương lái cho biết, để có lãi thì phải dùng hóa chất để mít chín nhanh hơn, múi đẹp, ngon. Mít chín nhanh thì tiết kiệm được thời gian và công sức.Trên thị trường có nhiều loại hóa chất làm mít chín nhanh. Thương lái thường chuộng chọn loại thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc pha loãng với nước rồi tiêm trực tiếp vào quả mít. Hóa chất càng nặng đô thì thời gian thúc mít chín càng rút ngắn. Sau khi tiêm thuốc, chưa đầy 12 giờ sau là mít chín.
Tiêm hóa chất hô biến mít xanh thành chín sau chưa đầy 12 tiếng đồng hồ.Cũng có thương lái dùng loại hóa chất bôi vào đầu cuống quả mít, sau đó rải thuốc lên từng trái mít rồi phủ bạt lên để hóa chất ngấm sâu vào trái làm mít nở gai và tạo màu vàng óng đến tận xơ.
Mít tẩm hóa chất được phủ bạt ủ chín hoàng loạt.Mít chín nhờ hóa chất ít thơm thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, khác xa mit chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng hoặc vàng nhạt.
-
3
Hồng xiêm ngâm bột sắt
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước.
Quả hồng xiêm thẫm màu nghi là dùng hóa chất ngâm.Chị Nguyễn Thị Linh (Quan Nhân, Hà Nội) mua một túi hồng xiêm về nhà, khi chị cho vào tủ lạnh chung với những quả hồng xiêm trước đó thì phát hiện các quả hồng xiêm trong hai túi có hai màu hoàn toàn khác nhau. Một loại nhìn rất bắt mắt, vàng thẫm còn một loại vẫn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng.Nghi quả bị ngâm tẩm như các khuyến cáo trên mạng, chị Linh mang hai túi hồng xiêm đến nhà người quen làm trong Viện hóa học để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, kết quả là, những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm có màu xanh là chưa ngâm.
-
4
Chuối phun hóa chất vàng ươm
Chuối cũng được thương lái thu mua cả vườn, chặt hàng loạt chở về đem nhúng vào xô nước có hóa chất hoặc dùng thuốc pha loãng phun trực tiếp lên từng buồng chuối rồi phủ bạt. Chỉ sau 12 giờ, từng trái chuối dù vẫn còn cứng nhưng đã chuyển sang màu vàng rất đẹp, trong khi cuống vẫn còn tươi mới…
Theo tìm hiểu của phóng viên, thương lái thường sử dụng tuýp hóa chất to cỡ ngón tay giá chỉ vài nghìn đồng, đem hòa với 2 lít nước rồi phun đều lên chuối sẽ chín vàng sau một đêm, trong khi để chuối chín tự nhiên phải mất gần một tuần mà mã không thể đẹp như chuối tắm hóa chất được.Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì cuống vẫn có màu xanh, thân cứng nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
Loại thuốc ủ chuối chín nhanh này, theo các chủ hàng bán thuốc thì có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhập lậu về Việt Nam.
Không chỉ dùng để rấm, dú chuối, thương lái, hay nhiều nông dân còn dùng để làm chín nhanh, đều, đẹp các loại quả khác như xoài, cà chua, vải… Người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo khi mua hoa quả để tránh rước bệnh vào thân.