Nhật Bản chế tạo robot Asterisk 6 chân

Nhật Bản chế tạo robot Asterisk 6 chân

Các nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm Robotics Arai, Đại học Osaka, Nhật Bản, đã chế tạo thành công Robot Asterisk (với 6 chân được bố trí đối xứng đặt cách nhau ở khoảng cách 60 độ quanh cơ thể Robot); đây là kết quả của quá trình nghiên cứu trong hơn 6 năm qua, nhằm phát triển các chức năng của Robot 6 chân, nhằm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội, bao gồm việc : tìm kiếm, cứu nạn và bảo trì các tòa nhà.

Nhìn từ trên xuống, Robot Asterisk: với 6 chân được bố trí đối xứng đặt cách nhau ở khoảng cách 60 độ quanh cơ thể Robot, mỗi chân lại có 4 cấp độ tự do, cho phép Robot Asterisk gần như có thể di chuyển theo mọi hướng bất kỳ, Robot Asterisk không có quy định rõ về phần “đầu” và phần “đáy”, cho nên khi bị lộn ngược xuống, Robot Asterisk dễ dàng định hướng lại các chân và tiếp tục thực thi nhiệm vụ.

Nhật Bản chế tạo robot Asterisk 6 chân

Robot Asterisk có thể hiểu tường tận môi trường xung quanh nhờ sử dụng nhiều loại cảm biến phản hồi các thông tin khác nhau: đầu của các chân (6 chân) robot được trang bị thiết bị cảm biến áp lực (3 chân có gắn thiết bị cảm biến hồng ngoại, 3 chân còn lại được trang bị các máy quay phim không dây). Các giác quan của Robot được cấu thành từ: thiết bị cảm biến con quay hồi chuyển, máy đo gia tốc và 03 máy quay phim CCD. Sau mỗi lần sạc điện cho cục pin nhựa lithium, thì Robot Asterisk (4kg) có thể hoạt động trong khoảng 15 phút.

Hiện nay, Robot Asterisk có thể đi bộ (với vận tốc lên đến 0,5m/giây hoặc 1,64ft/s), được trang bị 06 bánh xe cuộn ở chân. Robot nhận dạng được cầu thang và nắm giữ vật thể bằng 02 trong 06 chân, đẩy vật nặng, tránh chướng ngại vật, đi bộ, lật ngược hoặc thẳng đứng trên bề mặt chấn song sắt và thậm chí có thể nhào lộn. Robot Asterisk cũng có thể chuyển đổi thành cấu hình khiêm tốn hơn (76,2mm thay vì 78mm chiều cao) để đi vào các khoảng trống chật hẹp hơn (trong tình huống cứu nạn sau thảm họa), điều này có thể sẽ giúp cứu sống nhiều mạng người.

 

Theo Hồ Duy Bình (Gizmag)