Nhật Bản vừa phóng thành công vệ tinh thăm dò Mặt trăng SELENE, trị giá 279 triệu USD. Các nhà khoa học sẽ sử dụng các dữ liệu từ SELENE để nghiên cứu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của Mặt trăng.
Ngày 5/10, phát ngôn viên của Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (Japan Aerospace Exploration Agency – JAXA) cho biết, sứ mệnh này gồm có một vệ tinh chính và 2 vệ tinh nhỏ hơn đang hoạt động ở địa cực.
Vệ tinh Thám hiểm nghiên cứu Mặt trăng (Selenological and Engineering Explorer – SELENE) trị giá 279 triệu UDS. Các quan chức Nhật Bản tuyên bố đây là kế hoạch thăm dò Mặt trăng lớn nhất kể từ khi chương trình Apollo – Mỹ kết thúc.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng các dữ liệu từ SELENE để nghiên cứu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của Mặt trăng.
SELENE đã được phóng lên vào khuya thứ năm, ngày 4/10 và được xác nhận vị trí quỹ đạo vào rạng sáng thứ sáu. SELENE sẽ từ từ di chuyển vào quỹ đạo và tiến hành lập bản đồ và phân tích bề mặt của mặt trăng. Sứ mệnh này sẽ bắt đầu vào trung tuần hoặc cuối tháng 12 tới.
Vệ tinh thăm dò Mặt trăng SELENE của Nhật Bản đã được phóng thành công. (Ảnh: nssdc.gsfc.nasa.gov) |
Dự án này đánh dấu một bước tiến của ngành khoa học vũ trụ Nhật Bản. Các nhà khoa học Nhật đã bắt đầu phóng vệ tinh đầu tiên vào năm 1972, nhưng cuộc chạy đua với Trung Quốc bây giờ mới bắt đầu. Năm 1990, Nhật Bản đã phóng vệ tinh thăm dò Mặt trăng vào năm 1990, nhưng đó chỉ là một chuyến bay đơn thuần. Họ đã huỷ bỏ một dự án khác vào năm 2004 vì các vấn đề tài chính và kỹ thuật.
Trễ hơn chương trình dự kiến của JAXA 4 năm, SELENE được phóng sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ phóng vệ tinh thám hiểm mặt trăng của mình vào cuối năm 2007.
Trung Quốc tiếp tục dẫn trước Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh về vũ trụ. Vào năm 2003, Trung Quốc đã làm cả thế giới chấn động khi trở thành nước châu Á đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ mang theo con người vào không gian, sau Nga và Mỹ.
Hương Cát
Theo AP, Vietnnamnet