Nhật chế tạo giấy điện tử

Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo ra một loại giấy, tổng hợp các chức năng của màn hình, máy in và của một máy tính bảng cảm ứng. Một thiết bị, là sự tổng hợp của máy chiếu laser, hồng ngoại và màn hình, cho phép vẽ lên trên giấy những đường viền và với sự giúp sức của một máy tính, chúng ta có thể tô màu cho hình vẽ đó.

Công nghệ mới này được các kỹ sư ở trường đại học Tokyo chế tạo ra. Nó cho phép biến một tờ giấy thành một màn hình tương tác. Trên loại giấy đó, có thể vẽ bằng tay với một loại mực đặc biệt có tên là mực Frixon. Khi đốt, loại mực này trở nên trong suốt. Chỉ có thể xóa được nét mực bằng một tia laser có bước sóng 0,024mm.

Những thông tin về hình vẽ sẽ nhanh chóng được chuyển vào trong máy tính. Tại đó, hình ảnh có thể được thay đổi một cách dễ dàng: thay đổi màu sách hay biến bức tranh thành hình ảnh 3 chiều.

Ngoài ra, giấy “tương tác” có thể thay đổi màu sắc của mình dưới tác động của tia cực tím nhờ một lớp giấy ảnh phủ lên trên bề mặt loại giấy này. Các tia cực tím được chiều từ máy chiếu UV với kích thước 1024×768 pxels.

Một trong những nhà sáng chế cho biết: “chúng tôi muốn nhiều người cùng có thể làm việc trên một tài liệu, sử dụng loại giấy thông thường. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi họ ở những lục địa khác nhau”.

Tô màu cho hình vẽ trên giấy tương tác thông qua máy tính

Cách đây không lâu, công ty Neurowear đã cho ra đời một loại sản phẩm có tên đuôi điều khiển Shippo”. Đuôi này có khả năng tự điều khiển sau khi nhận được thông tin từ não bộ. Nếu người “mang đuôi” tĩnh tâm, đuôi sẽ không hoạt động. Nhưng khi người “mang đuôi” sợ hãi hay lo lắng, đuôi sẽ hoạt động.

Shippo được điều khiển bởi hoạt động của não bộ người dùng, sử dụng bộ đo EGG. Thiết bị này sẽ đo độ tích cực của não bộ, đo nhịp tim người dùng. Những thông tin này sẽ cho phép xác định tâm lý người dùng. Sau đó, thiết bị gửi mệnh lệnh tới Shippo, điều khiển hoạt động của nó, thông qua Bluetooth.

 

Theo Báo Đất Việt