>> Nhật kí mẹ bầu: Tháng thứ 3 mang thai
Tháng thứ 4 đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn thứ 2 trong thai kỳ. Từ tháng này trở đi, mẹ bầu sẽ cảm thấy 1 sự đột biến về sức khỏe và năng lượng tràn đầy bởi hầu hết các triệu chứng mang thai khó chịu như ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi,… đã “tan biến” hoặc giảm đi đáng kể. Tháng này cũng rất quan trọng trong việc khám thai và xét nghiệm, vì nó sẽ cho mẹ thấy rõ sự phát triển nhanh chóng của thai nhi.
Trong trường hợp mẹ bầu gặp bất kỳ vấn đề nào về răng, đây cũng là thời gian tốt nhất để có thể kiểm tra và điều trị nếu cần thiết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh nhiễm trùng nướu răng hoặc miệng có thể cản trở sự phát triển của thai nhi, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh hay khiến bé chậm phát triển.
Điều gì xảy ra với cơ thể mẹ bầu trong tháng thứ 4 của thai kỳ?
Đau bụng
Bạn có thể bị đau bụng thường xuyên trong tháng này. Khi thai nhi phát triển trong tử cung, nó sẽ gây ra áp lực ở bụng dưới, chèn lên các dây chằng và các mô. Tuy nhiên, nếu bị đau quá nặng đi kèm với hiện tượng buồn nôn và ra máu, bạn nên đi khám ngay lập tức.
Dịch tiết âm đạo
Một triệu chứng khác có thể khiến bạn khó chịu là dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, do sự gia tăng nồng độ estrogen trong máu và lưu thông ở những vùng xương chậu. Tuy nhiên, đây không phải là 1 dấu hiệu đáng lo ngại. Trong thực tế, việc tiết dịch âm đạo sẽ giúp đảm bảo sự cân bằng của các vi khuẩn lành mạnh trong khu vực âm đạo.
Những thay đổi ở vú
Từ tháng này trở đi, ngực của mẹ bầu cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn cho con bú. Bạn có thể nhận thấy rằng ngực của mình đã trở nên nhạy cảm và nặng nề hơn. Đây là lúc các tuyến sữa bắt đầu sản xuất sữa với số lượng nhỏ và cũng có thể dẫn đến rò rỉ 1 chút.
Chảy máu cam
Lúc này, máu trong cơ thể bạn đang tăng mức lưu thông tới 50% để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể gây chảy máu từ mũi hay nướu do sự chuyển dư thừa máu trong cơ thể. Bạn hãy yên tâm rằng chảy máu mũi trong khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp và không nên quá lo lắng về nó.
Ợ nóng
Do tử cung của bạn đang phát triển về kích thước, nó sẽ đè lên dạ dày và đẩy tuyến tụy lên trên. Điều này làm cho sự trao đổi chất chậm chạp và là lý do đằng sau hiện tượng ợ nóng. Một cách để đối phó với chứng ợ nóng khi mang thai là hãy ăn 6 bữa ăn nhỏ trong ngày đều đặn để làm giảm tỷ lệ mắc hiện tượng này.
Sự phát triển của bé
Đặc điểm khuôn mặt phát triển
Từ tháng này trở đi, bé bắt đầu hoàn thiện về hình dáng hơn. Đôi mắt xuất hiện gần hơn ở 2 bên đầu, mũi và tai sẽ xuất hiện ở đúng vị trí của mình. Vào cuối tháng, lông mày sẽ phát triển và bắt đầu có cử động của mí mắt. Em bé của bạn bây giờ đã có thể nheo mắt, nhăn mặt, cau mày và mút ngón tay cái. Điều này cũng chỉ ra rằng bộ não và vùng mặt cùng với các chi đang phối hợp hoạt động và kiểm soát các chức năng. Vị giác cũng bắt đầu phát triển ở lưỡi và dây thanh quản trong vùng cổ.
Cơ thể bé bắt đầu có lông
Toàn bộ cơ thể của em bé được phủ 1 lớp màng mỏng gọi là lông tơ hoạt động như 1 chất cách điện và giữ ấm cho bé. Lớp lông này sẽ rụng ra khi chất béo được trữ bên dưới da, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bé.
Các cơ quan chính bắt đầu thực hiện chức năng
Thận bắt đầu sản xuất nước tiểu, gan bắt đầu tạo mật, nhịp tim đã tăng khoảng gấp đôi và lá lách đang sản xuất các tế bào máu đỏ nhiều hơn. Ngoài ra, tuyến tụy đã bắt đầu tiết ra 1 lượng nhỏ insulin.
Cử động nhiều hơn
Khi hệ xương phát triển và tay chân của em bé trở nên mạnh mẽ hơn, em bé có thể cử động, nhào lộn, chuyển động chân tay nhiều hơn. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được những động tác đáng yêu này của thai nhi.
Thụy Du – (Dịch theo THS)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.