Nhìn vị trí mụn đoán sức khỏe bên trong

Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Cằm và vùng quai hàm
Mụn mọc ở cằm và vùng quai hàm là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang có sự thay đổi hoóc-môn. Điều này đặc biệt đúng với chị em phụ nữ trong những ngày sắp có kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi dậy thì (ở cả nam và nữ) và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng thường có mụn ở khu vực cằm. 
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
May mắn thay, sự thay đổi hoóc-môn này không diễn ra quá lâu nên mụn cũng sẽ nhanh biến mất. Nếu mụn mọc lâu ngày và gây mất thẩm mĩ, bạn cũng có thể dùng thuốc điều hòa nội tiết dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Trán và viền trán sát chân tóc
Khu vực mụn mọc này liên quan trực tiếp đến tình trạng da đầu và tóc mái của bạn. Có thể, vùng da này nổi mụn do bị kích ứng với một sản phẩm chăm sóc tóc mới. Bên cạnh đó, da đầu bị bẩn do bụi, gàu và mồ hôi cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập da, sau đó gây ra mụn và viêm da. 
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
Giải pháp tự nhiên cho mụn ở vùng trán và viền trán sát chân tóc là gội đầu nhẹ nhàng, và hạn chế gội đầu thường xuyên, đồng thời vệ sinh da mặt đúng cách.
Má và vùng da sát tai
Nếu bạn hay bị mọc mụn ở má và vùng da sát tai, chỉ có thể do 2 nguyên chính gây nên: hoặc tay hoặc điện thoại của bạn. Khi cho tay lên má, vô tình bạn đã để vi khuẩn trên tay bám vào da mặt. Tương tự đối với điện thoại. Đây có thể là “ổ vi trùng” truyền vi khuẩn vào má khi bạn áp điện thoại vào gần tai để trả lời điện thoại. 
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
Vệ sinh tay và điện thoại thường xuyên có lẽ là cách phòng ngừa mụn ở má và vùng da sát tai hiệu quả nhất.
Vùng chữ T
Nếu bạn bị mụn ở vùng chữ T, đây là dấu hiệu sức khỏe bạn không nên bỏ qua. Một trong những nguyên nhân chính khiến mụn “chồi” ra ở khu vực da này là do bạn quá căng thẳng và bất an. 
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
Đây là vấn đề thuộc về sức khỏe tinh thần lớn. Để chữa mụn vùng chữ T cũng như cải thiện tinh thần, bạn nên thư giãn đầu óc, giải độc cơ thể bằng trà thảo mộc, cải thiện ăn uống và vận động hàng ngày. 
Ngực, xương đòn và lưng
Mụn mọc ở các khu vực ngực, xương đòn và lưng liên quan trực tiếp đến tuyến mồ hôi. Khi phải vận động nhiều, đi ra ngoài trời hoặc tập thể dục, tuyến mồ hôi của bạn có xu hướng hoạt động mạnh hơn, dẫn đến lượng mồ hôi được bài tiết ra nhiều. Mồ hôi bám trên da hoặc quần áo quá lâu có thể là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và gây ra mụn ở các vùng da đó.
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra các vùng mụn này, bạn có thể dễ dàng cải thiện da bằng cách mặc quần áo thoải mái, chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt, giữ da thông thoáng, và vệ sinh các vùng da tiết nhiều mồ hôi đúng cách.
Quanh miệng
Thực phẩm bạn ăn tác động trực tiếp đến vùng da miệng của bạn. Thông thường, các đồ ăn nóng như đường, chất béo, rượu, ớt, tiêu sẽ khiến bạn nổi mụn quanh miệng. Tiếp theo đó, hệ tiêu hóa của bạn cũng sẽ phát những tín hiệu về tình trạng làm việc quá tải hoặc rối loạn do ăn thực phẩm nóng thông qua làn da thừa dầu và lỗ chân lông to. Và như bạn biết, lỗ chân lông to và dầu thừa tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn trên da mặt.
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
Bạn có thể điều trị mụn quanh miệng dễ dàng bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống với những thực phẩm lành mạnh, ít dầu mỡ và hạn chế ăn đồ quá cay hoặc quá nóng.
Vùng thái dương
Mụn mọc ở vùng thái dương là dấu hiệu cho biết bạn bị thiếu nước hoặc tuyến dầu ở vùng thái dương của bạn hoạt động quá mạnh dẫn đến việc lỗ chân lông bị tắc và tích trữ bã dầu thừa ở bên trong.
Vị trí mụn mọc cho biết gì về sức khỏe và thói quen của bạn?
Giải pháp:
Hãy uống thật nhiều nước mỗi ngày.
Vùng lông mày
Thông thường chúng ta rất ít khi mọc mụn ở vùng da lông mày. Khi bạn bị mụn ở vùng da này, có thể mụn liên quan đến việc bạn nhổ hoặc tỉa lông mày không đúng cách dẫn đến việc chân lông mày bị tổn thương hoặc bã dầu thừa bịt kín lỗ chân lông. 
Nhìn vị trí mụn đoán sức khỏe bên trong
Giải pháp: 
Bạn có thể chườm nóng vùng lông mày thường xuyên để làm nở lỗ chân lông rồi rửa sạch sẽ. Ngoài ra, bạn nên thay đổi cách cạo, tỉa lông mày để không làm tổn thương và nhiễm trùng vùng da. Bên cạnh đó, đừng quên tẩy trang vùng lông mày sau khi trang điểm vì hóa chất trong mỹ phẩm có tác động không tốt đến da.
Nguyễn Mai Nguồn: LT
Xem thêm video: 7 loại thực phẩm giàu chất sắt bạn không nên bỏ qua
Previous articleĐể tránh điều tiếng thị phi nơi công sở
Next articleChiết xuất Nấm Linh Chi –Sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe con người
Nguyễn M Châu
Chào các bạn,mình là Minh Châu,Mình thích sưu tầm và chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm,bài học hay trên internet. Bởi vì "Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi". Hy vọng nếu mọi người thích bài viết thì hãy Like &Share cho bạn bè cùng đọc nhé!!! ♥ Xin cám ơn.