Nhựa đường làm từ cây xanh

Nhựa đường làm từ cây xanh

Các nhà khoa học Hà Lan cho rằng nhựa đường có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một hợp chất có trong mọi cây xanh, giúp bảo vệ môi trường.

  • Những công nghệ mới có thể “cứu” nước
  • Biến đường ăn thành nguyên liệu may quần áo
  • Công nghệ mới biến chất thải thành sản phẩm có giá trị

Nhựa đường làm từ cây xanh giúp bảo vệ môi trường

Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao, màu đen. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum, sản phẩm từ quá trình lọc dầu. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, họ có thể tạo ra kết quả tương tự bằng cách sử dụng lignin, một chất được tìm thấy trong mọi loại cây. Lignin có chức năng gắn kết các thành phần trong cây xanh và được coi như sản phẩm loại bỏ từ quá trình sản xuất giấy hiện nay.

Nhựa đường làm từ cây xanh
Những con đường trong tương lai có thể được trải nhựa đường có thành phần từ cây xanh. (Ảnh minh họa: Gizmodo)

Trong nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia cho biết họ đã tìm ra phương pháp tạo ra hợp chất lignin-bitumen, có thể giảm một nửa bitumen và sản xuất nhựa đường tùy chỉnh tùy theo khí hậu của khu vực cụ thể. Những nơi có khí hậu ấm hơn có thể sử dụng hỗn hợp cứng và bền, đảm bảo chất lượng đường dù trong thời tiết nóng. Trong khi đó ở những nơi có khí hậu lạnh, hợp chất được tùy chỉnh ở dạng mềm dẻo hơn.

“Về lâu dài, chúng ta phải chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thể tái chế. Do đó, việc sử dụng nguyên liệu hữu cơ tự nhiên thay vì dầu thô sẽ hợp với logic“, Popsci hôm 24/3 dẫn lời Ted Slaghek, chuyên gia của tổ chức phi lợi nhuận TNO từ Hà Lan, nói.

Cuối năm nay, Slaghek cùng đồng nghiệp sẽ sử dụng hỗn hợp lignin để phủ một đoạn đường dành cho xe đạp dài 100 m. Các nhà nghiên cứu ở tỉnh Zeeland, Hà Lan, sẽ áp dụng để trải đường hoặc bãi đỗ xe.

 

Theo VnExpress