Những bí ẩn chưa lời giải về mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng

Những bí ẩn chưa lời giải về mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng cả đời tận trung vì sự nghiệp chấn hưng nhà Thục Hán, để lại danh tiếng lẫy lừng, thế nhưng nơi an táng thật sự của ông ở đâu thì cho đến nay vẫn chưa tìm được, hậu thế chỉ còn biết tưởng tượng suy đoán. Vậy vì sao lại không ai biết mộ của Gia Cát Lượng ở đâu?

Giả thuyết thứ nhất

Mọi người thường cho rằng sau khi Gia Cát Lượng chết thì chôn ở núi Định Quân, thực ra đấy chỉ là ngôi mộ giả của ông.

Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, vì không muốn hậu thế biết mộ của mình nên trước lúc lâm chung đã sắp xếp: khi chôn ông chỉ cần có chín người, tám người khiêng quan, một người đốt lửa, sau khi xong việc thì trả công cho họ tám lạng bạc.

Như vậy, sau khi sự việc xong thì số bạc đó phải chia thế nào cho 9 người? Nếu không có người đốt lửa thì việc phân chia vừa đều cho mỗi người một lạng bạc. Trong lúc 8 người kia đang bàn bạc thì người châm lửa ở một bên vừa làm cơm vừa tính toán, anh ta nhận thấy số bạc này không dễ chia, nếu xui xẻo có lẽ mình không có phần, chi bằng hãy hạ độc thủ với họ và toàn bộ số bạc này sẽ thuộc về mình. Thế là người đốt lửa bèn tìm thuốc độc rồi cho vào trong nồi, chờ 8 người kia trở lại ăn uống.

Một lúc sau 8 người kia xong việc, họ đã bàn trước cùng nhau, vừa quay ra liền hợp lực đánh chết người đốt lửa. Nhưng sau khi bọn họ ăn uống no say xong, trong lúc đang chuẩn bị chia bạc thì thuốc độc cũng vừa ngấm khiến không ai thoát khỏi cái chết. Vì thế ngày nay không còn ai biết mộ của Gia Cát Lượng ở đâu.

Những bí ẩn chưa lời giải về mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng
Mọi người vẫn cho rằng sau khi Gia Cát Lượng chết thì chôn ở núi Định Quân.

Giả thuyết thứ hai

Nói về những câu chuyện thần bí thuộc loại hàng đầu thì không ai qua được nhà chính trị Gia Cát Lượng Khổng Minh kiệt xuất thời Tam Quốc. Tương truyền thuộc hạ của Gia Cát Lượng vì nửa đêm không cẩn thận đã đá phải cây đèn làm tắt lửa khiến phép trường thọ bị phá hỏng, từ đó vị quân sư nước Thục lâm bệnh nặng. Trước lúc lâm chung ông dặn dò Lưu Thiện sau khi cho thi thể ông nhập quan thì nhờ 4 binh sĩ khiêng đi về phía nam, đến chỗ nào mà gậy bị gãy hoặc dây bị đứt thì chôn ông ở đấy.

Với di ngôn của vị Thừa tướng lập bao công lao cho nhà Thục Hán, Lưu Thiện sao có thể chối từ? Thế rồi Lưu Thiện lệnh cho 4 binh sĩ cường tráng khiêng quan tài Gia Cát Lượng đi về hướng nam. Bốn người khiêng một ngày một đêm, cuối cùng sức lực cạn kiệt nhưng cây đòn vẫn chưa gãy, thừng cũng không đứt. Họ liền bí mật bàn với nhau: “Thừa tướng đã chết, triều đình phái chúng ta khiêng quan tài vào nơi rừng hoang núi sâu, đến nhân viên đi hộ tống cũng không có ai, chúng ta vì ai mà phải vất vả thế này, hãy cứ cho chôn ở đây cho xong đi!”.

Bàn xong họ liền đào hố chôn Gia Cát Lượng. Sau khi trở về họ bẩm báo lại rằng đã chôn Thừa tướng như dặn dò xong rồi. Lưu Thiện nghe bẩm báo thì thấy không hợp lý, băn khoăn tại sao cây đòn gãy và thừng đứt sớm thế? Thế là liền cho bắt bốn tên lính thẩm vấn. Bốn tên lính không chịu nổi hành hạ thể xác đành khai nhận. Lưu Thiện nghe xong thì phẫn nộ, phán tội khi quân rồi cho chém đầu. Nhưng cũng vì thế mà không ai còn biết mộ Gia Cát Lượng ở đâu nữa.

Có thể nói, Gia Cát Lượng sớm đã tính toán sau khi mình chết thì nước Thục cũng sẽ bị diệt trong tay họ Tư Mã, và chúng sẽ đào mộ ông lên, vì thế mà ông phải tự đạo diễn vở kịch chôn cất để hy vọng giữ được yên tĩnh nơi ông an nghỉ. Tào Tháo và Khổng Minh đều dùng cách này để xử lý việc hậu sự của mình, nhưng kẻ trước bị cho là loại “gian tà”, kẻ sau lại cho là “cơ trí”. Vấn đề tinh tế và tế nhị này thật đáng để suy ngẫm.

Người ta thường cho rằng mộ Vũ Hầu ở phía nam tỉnh Thiểm Tây chính là nơi an nghỉ của Gia Cát Lượng, cho rằng sau lần thứ 5 diệt Ngụy thất bại, ông buồn phiền sinh bệnh, qua đời trong doanh trại ở vùng Ngũ Trượng Nguyên. Triều đình Thục Hán theo di mệnh đưa ông an táng ở núi Định Quân (huyện Miễn ngày nay), tuy nhiên thực tế đây không phải là mộ thật.

Những bí ẩn chưa lời giải về mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng
Có nhiều người lại nghĩ mộ Vũ Hầu ở phía nam tỉnh Thiểm Tây mới chính là nơi an nghỉ của Gia Cát Lượng chứ không phải ở núi Định Quân.

Ở khu mộ Gia Cát Lượng có đôi cây quế rất lớn, người đời gọi là “hộ mộ song quế”, nằm ở ngay trước mộ, giống như hai vệ sĩ đứng gác. Cây quế cao 19 mét, đường kính hơn 1 mét, được trồng từ thời Tam Quốc.

Vì Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị xây dựng nhà Thục Hán, làm quan đến Thừa tướng Võ Hương hầu, nên người ta gọi khu mộ địa này là Võ Hầu từ. Võ Hầu từ xây dựng sớm nhất ở cạnh mộ Võ Hầu, dưới núi Định Quân (tỉnh Thiểm Tây). Nghe nói Võ Hầu từ ở Thiểm Tây là miếu thờ Gia Cát Lượng duy nhất do Hoàng đế Lưu Thiện (vua cuối nhà Thục Hán) hạ chiếu cho xây dựng, so với Võ Hầu từ ở Thành Đô còn sớm hơn 500 năm.

Trước mộ Gia Cát Lượng có 2 tấm bia. Bia bên trái lập năm Giáp Ngọ triều Minh Vạn Lịch, bia bên phải lập năm thứ 13 triều Ung Chính nhà Thanh. Trên tấm biển có ghi chữ “Song quế lưu phân”. Từ chuyện bí mật về nơi an táng này cho thấy, ngay cả với oan gia cừu thù thời đó thì Tào Tháo và Gia Cát Lượng vẫn là cao nhân hiếm thấy trên thế gian.

Hai cây quế ở mộ Vũ Hầu dưới núi Định Sơn được gọi là “Hộ mộ song quế” (hai cây quế bảo vệ mộ), cũng gọi là “Song quế lưu phân” (hai cây quế để tỏa hương), vị trí ngay phía trước mộ trông giống như hai vệ sĩ canh giữ cho ngôi mộ. Tương truyền được trồng lúc Gia Cát Lượng qua đời, đến nay đã hơn 1700 năm. Xung quanh mộ còn có 54 cây bách. So với Tào Tháo, nhân vật nổi danh cùng thời với Gia Cát Lượng, thì các văn thần võ tướng cùng vô số quan lại, những nhân vật nổi danh trong xã hội, số phận nhiều ngôi mộ của họ bi thảm hơn nhiều. Thời Tam Quốc chiến tranh liên miên, cuộc sống thường dân vô cùng khổ cực, những lăng mộ rải rác khắp nơi bị đào trộm vô số kể, càng là nhân vật tiếng tăm thì càng dễ bị đào trộm.

Tại Võ Hầu từ ở Thành Đô có ngôi mộ cổ ẩn trong khóm trúc rậm rạp, đây chính là mộ của Lưu Bị, hoàng đế nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Lưu Bị xuất thân mồ côi, tay không lập nghiệp. Nhưng ông có ý chí kiên cường, trăm bại không nản, cuối cùng thành bá chủ hùng cứ một phương, người đời đều xem là anh hùng. Vì thế mà thi nhân đời Đường là Lưu Vũ Tích (772 – 842) trong “Thục tiên chủ miếu” đã cảm thán: “Thiên hạ anh hùng khí/ Ngàn thu thượng lẫm nhiên” (khí chất vị anh hùng làm lưu danh lẫm liệt ngàn thu). Khí chất vị anh hùng này thậm chí còn trấn át cả bọn đào trộm mộ.

Nghe đồn từng có kẻ đào trộm mộ phát hiện mộ tiên chủ nước Thục có hai người giăng đèn chơi cờ, giống như vệ sĩ canh gác. Kẻ đào trộm mộ trông thấy thì hoảng sợ bỏ chạy. Cậu chuyện này nghe có chút hoang đường, nhưng chuyện mộ Lưu Bị không bị đào trộm hoàn toàn là sự thực.

Những bí ẩn chưa lời giải về mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng
Thời Tam Quốc chiến tranh liên miên, người dân khổ cực nên ngôi mộ của những người nổi tiếng thường bị trộm.

Mộ của anh Tôn Quyền (vua nước Ngô thời Tam Quốc) là Tôn Sách từng bị đào trộm. Tôn Sách thời trẻ là kẻ hiếu thắng, mệnh danh là “tiểu Bá Vương”. Sau khi chết mai táng gần thành Tô Châu. Theo sách “Tôn vương mộ ký” ghi lại, bọn đào trộm mộ từng đào mộ Tôn Sách và tìm được vô số châu báu. Sau đó tên trộm bị bắt, toàn bộ số châu báu bị một người tên Chu Lịch chiếm làm của riêng. Không lâu sau thì mộ Tôn Sách bị phế bỏ.

Mộ của Gia Cát Cẩn, là anh Gia Cát Lượng, đại thần nhà Đông Ngô, cũng bị đào trộm vào thời nhà Minh. Câu chuyện này có trong sách “Tam cương thức lược”. Sách viết: “Quan ngoại phía đông của quận Ngô có mô đất, người địa phương đồn là mộ vua. Vào thời nhà Minh có người thợ săn đến quan ngoại săn bắt, trông thấy bên cạnh ụ đất có cái lỗ thủng”.

Thế rồi đêm hôm đó liền lẻn vào. Vừa chui vào thì thấy có chiếc giường đá, bên trên có đầy châu báu. Lạ nhất là lại thấy có cái lư báu hình dạng cổ quái, màu sắc rực rỡ. Sau này cái lư báu này được một phú hào mua lại. Khi vị phú hào kia đặt cái lư lên bàn thì thấy hương khói tỏa ra kết thành mây ngũ sắc, trong đám mây lại ẩn hiện một con hạc trắng. Ngoài ra trong mộ còn có tấm bia, chữ trên bia khắc tên Gia Cát Cẩn.

Sau này quan phủ của quận Ngô bắt được người thợ săn rồi thu giữ lại toàn bộ châu báu. Nhưng còn cái lư bị thất lạc trong dân gian, hiện không rõ ở đâu.

 

Theo Dân Việt