Biết điều gì nên hay không nên nói với mẹ chồng là một kỹ năng cần thiết cho các nàng dâu. Hãy cùng xem những câu không bao giờ nên nói với mẹ chồng các chị em cần chú ý nhé
Nếu muốn giữ hòa khí với nhà chồng và mối quan hệ lâu dài với ông xã, bạn chớ nên nói ra những điều dưới đây với mẹ chồng. Các chị em cần chú ý tới những điều sau đây nhé
-
1
“Con có hỏi ý kiến của mẹ đâu”
Câu này giống như lời khẳng định mẹ chồng không cần thiết phải đưa ra ý kiến cho vấn đề của bạn. Tốt hơn, bạn nên nghĩ ý định của mẹ là tốt, và đơn giản chỉ cần cảm ơn ý kiến của bà, thay vì cự tuyệt nó. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm mọi việc theo ý mình sau đó – vì bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu mẹ chồng vẫn tiếp tục góp ý kiến, hãy nói “Cảm ơn mẹ, nhưng chúng con đã quyết định rồi ạ”.
-
2
“Con không thể tin là mẹ lại bỏ phiếu cho ông ấy”
Chính trị và tôn giáo là hai chủ đề rất nhạy cảm và có thể mang lại căng thẳng không cần thiết cho gia đình. Nếu bạn muốn thảo luận về chính trị với mẹ chồng, hãy nhớ rằng không ai thắng trong cuộc tranh luận đó. Nếu mẹ chồng hỏi ý kiến bạn về một chính trị gia nào đó mà bà yêu thích nhưng bạn lại không có ấn tượng tốt, cách tốt nhất là né tránh câu hỏi hay thay đổi chủ đề.
-
3
“Sao mẹ không dạy con trai mình biết…”
Phàn nàn với mẹ chồng về điều gì đó bạn đời của mình làm hay không làm là không công bằng. Đó là người đàn ông trưởng thành và cưới anh ta là quyết định của bạn, vì thế, cái sai của chồng không phải là lỗi của mẹ anh ấy. Nguyên tắc hàng đầu: Tốt nhất là không kéo mẹ chồng vào các vấn đề hôn nhân của bạn, hay bất cứ vấn đề liên quan giữa bạn và chồng.
-
4
“Tết (hay một kỳ nghỉ lễ nào đó) ở nhà con vui hơn nhiều…”
Nói điều này cho thấy bạn coi mối quan hệ của mình với gia đình chồng thật xa cách vì bạn không thừa nhận đó cũng là gia đình của bạn. Gia đình là gia đình – cho dù là ràng buộc về mặt sinh học hay bởi hôn nhân. Bạn nên cố gắng đừng phân biệt hay tệ hơn, so sánh, ít nhất là nói ra bằng lời.
-
5
“Chúng con bận lắm, không đến gặp mẹ được đâu”
Mẹ chồng có thể mong đợi được gặp vợ chồng bạn nhiều hơn có thể, hoặc nhiều hơn mong muốn của bạn. Hãy sắp xếp thời giạn hợp lý để có thời gian dành cho bà. Việc này cũng giúp kéo chồng đứng về phía bạn. Và nếu bạn thực sự ngập đầu với các việc vặt và lịch đi chơi, cũng hãy dành chút thời gian cho bà. Không ai thích cảm giác bị bỏ rơi.
-
6
“Sẽ tốt hơn nếu con trai mẹ nói với mẹ những tin này”
Đừng trốn tránh trách nhiệm của bạn để có mối quan hệ ân cần chân thành, cởi mở với mẹ chồng. Và đừng lấy sự gắn bó của chồng bạn với bố mẹ anh ấy như là một cái cớ để bạn thoái thác vai trò của mình. Ngay cả khi thực sự những thông tin đó do chồng bạn nói thì tốt hơn, hãy nói “Con sẽ để Henry nói với bố mẹ về điều này, vì con không muốn ‘tranh công’ với anh ấy. Nhưng con chắc bố mẹ sẽ ngạc nhiên/ phấn chấn lắm đấy ạ”. Ngoài ra, đừng gọi chồng/ vợ bạn là “con trai/ con gái mẹ” – nghe khiếm nhã và khiêu khích. Chồng bạn được bố mẹ đặt tên, và bạn cưới một người đàn ông đã trưởng thành, chứ không phải con của bố mẹ anh ấy.
-
7
“Con sẽ không để mẹ gặp các cháu nữa đâu”
Đừng dùng điều này như một vũ khí để chiến thắng trong cuộc tranh cãi với mẹ chồng. Như thế là không công bằng (con bạn không phải là công cụ của bạn và chúng xứng đáng được gặp bà nội) và nó tạo ra sự bất bình trước các thành viên gia đình rằng bạn đã đe dọa mẹ chồng. Tương tự, mẹ chồng bạn sẽ luôn nhớ và có thể lấy điều này chống lại bạn, rằng bạn đã giữ các con tránh xa bà chỉ vì hai người bất đồng.
-
8
“Con không thể ăn nổi thứ này”
Ngay cả khi bạn có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tôn giáo hay sức khỏe không hợp với cách nấu nướng của mẹ chồng, hãy tìm một cách khác, thân thiện hơn để cho bà biết điều đó. Thực phẩm là nền tảng quan trọng trong hầu hết các gia đình châu Á. Bạn nói không thể ăn được món gì đó do mẹ chồng nấu chẳng khác nào bạn phủ nhận khả năng nấu nướng của bà. Nếu chỉ là vấn đề khẩu vị, hãy thử nếm món đó. Bạn sẽ ngạc nhiên vì việc làm đơn giản đó có thể giúp mình tránh được một cuộc chiến tranh lạnh.
-
9
“Bọn trẻ không được phép làm điều đó”
Ông bà có khuynh hướng nuông chiều các cháu và có thể là người mở màn giúp bọn trẻ phá vỡ các nguyên tắc trong nhà liên quan tới xem TV, ăn kẹo hay mua đồ chơi. Đừng quá gay gắt về điều này. Hãy quản lý các con bằng cách đưa ra những quy định cụ thể ở dạng câu hỏi và làm điều đó khi có mặt bố mẹ chồng. Chẳng hạn, bạn có thể nói “Con chỉ được ăn một chiếc kẹo và chỉ ăn sau khi đã xong bữa tối, đúng không?”, hay “Con có thể xem TV trước giờ ngủ 15 phút và chỉ vì hôm nay là dịp đặc biệt, khi bà tới chơi thôi, phải không?”.