Những chiến binh của loài ong Jatai

Những chiến binh của loài ong Jatai

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Sussex, Anh phát hiện trong thuộc địa loài ong Jatai có ong lính. Đây là nghiên cứu đầu tiên về ong lính được công bố trên Tạp chí PNAS.

>>>Ruồi ký sinh biến ong thành thây ma

Trong tổ chức xã hội của kiến, mối, côn trùng khác có sự phân công công việc mang tính hình thức thì ở ong khá rõ ràng.

Giáo sư Francis Ratnieks cho biết: “Ong thợ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Ban đầu chúng làm tổ, cho ấu trùng ăn… sau đó tìm kiếm thức ăn và thậm chí là bảo vệ tổ”.

Trong khi hầu hết ong lính thương canh gác tổ của chúng trong vòng một ngày thì ong lính Jatai lại thực hiện nhiệm vụ đó trong vòng một tuần – khoảng thời gian khá dài đối với vòng đời loài côn trùng này.

Những chiến binh của loài ong Jatai

Để tìm hiểu điều này, các nhà nghiên cứu quan sát một tổ ong trong một trang trại ở Fazenda Aretuzina, Brazil.

Giáo sư Ratnieks giải thích: họ sử dụng sơn để đánh dấu những con ong lính bay lượn gần tổ, sau một khoảng thời gian, họ mang những con ong này trở lại phong thí nghiệm để kiểm tra.

Họ nhận thấy những con ong lính Jatai không chỉ làm công việc khác ong thợ mà còn có kích thước lớn hơn 30% so với ong thợ. Trong đó, chân của chúng to và có thể dùng vào mục đích chiến đấu.

Giáo sư Ratnieks và các đồng nghiệp của ông cho rằng ong lính Jatai xuất hiện là do sự tiến hóa của loài này nhằm chống lại kẻ thù nguy hiểm – ong cướp (Lestrimelitta limao).

Ong cướp thường xâm nhập vào các tổ ong khác để lấy cắp thức ăn dự trữ trong đó. Chúng lớn hơn ong Jatai nên chúng có thể tấn công phá hủy lãnh thổ của ong Jatai.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm khả năng chiến đấu của ong lính. Họ cho ong cướp xâm nhập vào tổ ong Jatai và theo dõi phản ứng của ong lính – có kích thước nhỏ hơn. Chúng dùng hàm kẹp vào cánh ong cướp nhằm khống chế sự tấn công từ kẻ thù. Nhưng cuối cùng chúng thất bại và chết.

Giáo sư Ratnieks kết luận: “Những con ong này dường như “hy sinh bản thân” để bảo vệ thuộc địa. Chúng xứng đáng đại diện cho loài côn trùng có tổ chức xã hội cao”.

 

Theo Trần Mạnh Hồng (BBC)