Theo How Stuff Works, khái niệm về những con thỏ “điên” vào tháng 3 bắt đầu từ ít nhất là đầu thế kỷ 16, khi nhà viết kịch Anh, John Heywood đã viết: “Và hãy là những kẻ ngớ ngẩn như một con thỏ tháng Ba” hay “vô tri như một con thỏ tháng Ba”.
Dường như bản tính hoang dã của thỏ và thỏ rừng đều trỗi dậy mạnh mẽ hơn vào tháng 3. Thật trùng hợp, cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba cũng đánh dấu sự bắt đầu của mùa sinh sản cho những sinh vật này và tính “hoang dã” (điên rồ) của chúng có thể gắn liền với các nghi thức giao phối.
Đây chỉ là biểu hiện khi chúng vào mùa giao phối.
Khi mùa đông kết thúc và mùa xuân đến gần, con thỏ đực bắt đầu tìm kiếm những con cái sẵn sàng để giao phối. Khi tìm được con cái sẵn lòng làm việc đó, cả hai thường tham gia vào một nghi thức kỳ lạ (có thể dưới nhiều hình thức khác nhau). Một số con thỏ cho thấy sự quan tâm của chúng bằng cách chạy và chạy đua, một số khác nhảy hay thậm chí chiến đấu với nhau bằng cách “đấm bốc”.
Khi hành động được thực hiện, những con đực có thể ở bên bạn tình vài giờ đồng hồ trước khi bắt đầu một cuộc chinh phục mới. Thỏ đực là loài polygamous và những con đực chiếm ưu thế thường cố gắng giao phối với tất cả các con cái sẵn sàng trên lãnh địa của chúng (có thể kéo dài đến 25 mẫu Anh). Ở những vùng có mật độ thỏ lớn, xung đột thường xảy ra. Con người chứng kiến những nghi thức này có thể dễ dàng thắc mắc tại sao con thỏ dường như mất trí và từ đó họ cho rằng những con thỏ “bị điên” vào mùa xuân.
Những con thỏ rừng hiền lành bỗng sử dụng chân trước đầy sức mạnh của mình để giao tiếp với nhau trong những trận đấu quyền Anh đầy thô bạo. Như vậy, loài thỏ không phải trở nên “điên rồ” vào tháng 3 mà đó chỉ là biểu hiện khi chúng vào mùa giao phối.
Theo vnreview