Những điều bạn chưa biết về sao băng

Những điều bạn chưa biết về sao băng

Sao băng là gì mà có khả năng tạo nên những trận mưa sao băng đình đám? Và sự thật về những ngôi sao băng có huyền bí như chúng ta tưởng…

Sao băng là gì?

Những điều bạn chưa biết về sao băng
Sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời.

Sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khỏi bầu trời mà là một viên đá nhỏ của vũ trụ, xuyên qua khí quyển với vận tốc rất lớn, khoảng 100.000km/h. Lực ma sát của không khí lập tức làm nóng viên đá này, nó chói sáng lên và để lại một vệt sáng dài.

Những viên đá này là những thiên thạch, chúng thường là những mảnh vụn của các sao chổi cũ, chúng cũng có thể là những mảnh kim loại đến từ các tiểu hành tinh bị phân tán sau khi va chạm.

Những viên đá này cũng quay xung quanh mặt trời, nhưng thỉnh thoảng quỹ đạo của chúng bắt gặp quỹ đạo của trái đất và vì thế chúng bùng lên khi rơi vào khí quyển.

Lý giải của các nhà thiên văn học nổi tiếng

Mặc dù các câu chuyện truyền miệng thuộc nhiều nền văn hóa cho rằng sao băng là một sự kiện hiếm có thì Luhman – trợ giảng môn thiên văn học và vật lý thiên thể tại Trường đại học nổi tiếng Penn State – cho biết: “Chúng không hiếm chút nào, thậm chí chúng còn không phải là sao”.

“Từ lúc khởi đầu của những nền văn minh, nhân loại đã thấy các vệt sáng trông như những ngôi sao nhưng di chuyển rất nhanh ngang bầu trời. Chúng thực chất là đá vũ trụ – thiên thể – nhìn thấy được vì sức nóng sinh ra khi chúng đi vào bầu khí quyển của Trái đất với vận tốc khổng lồ.

Những mảnh băng và mảnh vỡ này có kích cỡ từ hạt cát cho đến một tảng đá. Các vật thể lớn hơn được gọi là tiểu hành tinh còn nhỏ hơn thì mang tên bụi thiên thạch” – Luhman giải thích.

Những điều bạn chưa biết về sao băng
Thiên thạch rơi thường mờ nhạt đến nỗi không thấy được vào ban ngày.

Phần lớn thiên thể có kích cỡ bằng viên đá cuội và có thể nhìn thấy được khi cách mặt đất khoảng 40 đến 75 dặm. Những thiên thể lớn nhất, thường được gọi là “quả cầu lửa” phát nổ và tạo ra những luồng sáng mạnh đến mức người ta có thể quan sát được vào ban ngày.

Mặc dù vậy, thiên thạch rơi thường mờ nhạt đến nỗi không thấy được vào ban ngày. “Thiên thạch hầu như xuất hiện mọi lúc. Thái dương hệ đầy những mảnh vỡ. Mỗi phút thì ở nơi nào đó trên Trái đất lại có một viên đá hoặc băng rơi xuống từ vũ trụ”.

Như vậy là định nghĩa của các nhà thiên văn học hoàn toàn trùng khớp lý giải của khoa học! Khi hiện tượng sao băng giờ đã được tìm hiểu kỹ càng, những thiên thạch – tức mảnh vỡ của thiên thể và tiểu hành tinh tồn tại được sau quá trình thâm nhập bầu khí quyển của chúng ta và sau cú va chạm với mặt đất – đang giúp cho các nhà khoa học tìm hiểu về nguồn gốc của Thái dương hệ. Vì những tảng đá này cơ bản là tàn dư hoặc thành phần thô có từ thời Thái dương hệ được hình thành cách đây 4,5 tỉ năm.

Vài thiên thạch thậm chí còn cho chúng ta biết về những hành tinh. Nhà khoa học Luhman nói tiếp: “Nếu một sao chổi đâm vào sao Hỏa, nó có thể ném một số mảnh vỡ bề mặt vào không gian và sau hàng triệu năm thì những mảnh đấy rơi xuống bề mặt Trái đất.”

Địa điểm lý tưởng để ngắm mưa sao băng

Những điều bạn chưa biết về sao băng
Một điểm tối ở Bắc bán cầu hứa hẹn là vị trí lý tưởng để ngắm sao băng.

Một điểm tối ở Bắc bán cầu hứa hẹn là vị trí lý tưởng để ngắm sao băng. Những giờ trước lúc Mặt trời lặn vào một ngày quang đãng là thời gian thích hợp nhất vì khi đó Trái đất đang quay chậm xung quanh trục, mặt xoay về quỹ đạo có thể sẽ phải hứng chịu nhiều “sạn vũ trụ”.

“Bạn nên quan sát bằng mắt thường thay vì dùng kính thiên văn do kính chỉ thu gọn một phần bầu trời. Nếu bạn nhìn toàn bộ bầu trời, bạn sẽ phát hiện được thiên thạch dễ hơn”.

Sao băng rơi như mưa mỗi năm khi Trái đất di chuyển qua đuôi sao chổi – một quả cầu cấu thành từ băng và đá cũng quay xung quanh Mặt trời. “Chúng được đặt tên theo chòm sao mà những thiên thạch này xuất phát”. Luhman cũng lưu ý thêm cơn mưa sao băng Leonid và Perseid là nổi tiếng và ngoạn mục nhất.

 

Theo tamsugiadinh