Trong khoảng 4 tỉ năm, thiên hà Milky Way sẽ sáp nhập với thiên hà Andromeda. Kết quả của quá trình hợp nhất sẽ là một thiên hà elip được gọi là “Milkomeda”.
>>> Bí ẩn của những thiên hà chết
>>> Phát hiện sự ra đời của thiên hà cổ xưa
1. Nhà triết học thế kỉ 18, Immanuel Kant, là một trong những người đầu tiên đưa ra lí thuyết cho rằng thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà hay Thiên Hà của chúng ta) không phải là thiên hà duy nhất trong vũ trụ. Ông đã đặt ra thuật ngữ “island universe” (những hòn đảo vũ trụ) để mô tả một thiên hà.
2. Các nhà thiên văn ước tính có khoảng 100 tỉ thiên hà trong vũ trụ có thể quan sát được.
3. Thuật ngữ tiếng Anh Milky Way được ứng dụng sớm nhất trong bài thơ “The House of Fame” của Geoffrey Chaucer trong thế kỉ 14.
4. Do vũ trụ mở rộng, tất cả các thiên hà khác đang lùi xa Thiên Hà của chúng ta. Các thiên hà xa hơn kể từ thiên hà Milky Way đang có tốc độ di chuyển nhanh hơn so với những thiên hà lân cận.
5. Một số thiên hà đang cách xa thiên hà Milky Way có hình dạng elip, giống như quả bóng bầu dục, hoặc có dạng đĩa dẹt và phẳng với các cánh tay giống như thiên hà Milky Way. Thiên hà cũng có hình dạng bất thường, trong đó bao gồm nhiều thiên hà lùn. Những thiên hà nhỏ nhất trong vũ trụ chỉ chứa từ một vài trăm đến vài ngàn sao (so với 100 tỉ ngôi sao trong thiên hà Milky Way).
6. Chúng ta sẽ thường tìm thấy thiên hà lùn xung quanh những thiên hà lớn hơn. Các thiên hà lùn thường xuyên bị mất sao bởi thiên hà láng giềng lớn hơn thông qua lực hấp dẫn. Những luồng sao trên bầu trời chính là một phần của các thiên hà lùn bị xé toạc. Chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường.
7. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy lỗ đen khổng lồ ẩn giấu ở trung tâm thiên hà Milky Way, mặc dù nhìn đúng hướng từ chòm sao Nhân Mã. Hầu hết các thiên hà đều có một lỗ đen ở trung tâm, và nhà thiên văn học đã tính toán khối lượng nhất quán của nó cỡ khoảng 1/1000 khối lượng thiên hà mẹ.
8. Hai trong số các thiên hà gần nhất với thiên hà Milky Way là Small Magellanic Cloud và Large Magellanic Cloud có thể không có lỗ đen, hoặc vì cả hai đều có khối lượng thấp nên lỗ đen của chúng quá nhỏ, rất khó phát hiện.
9. Mỗi thiên hà đều chứa bụi trong không gian giữa các sao, bụi làm cho ánh sáng trông đỏ hơn bản thân nó khi quan sát trực quan, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà thiên văn nghiên cứu đặc điểm của các ngôi sao.
10. Dải Ngân Hà quay với vận tốc 250km/s và hoàn thành một vòng mất 200 triệu năm. Các thiên hà đang quay nhanh hơn so với dự đoán dựa trên lực hấp dẫn của các ngôi sao. Các nhà thiên văn suy luận rằng lực hấp dẫn bổ sung đến từ vật chất tối, một loại vật chất mà không phát ra hoặc phản xạ ánh sáng.
11. Hầu hết không gian trong thiên hà là trống rỗng, nếu các ngôi sao trong thiên hà có kích thước là quả cam, thì chúng sẽ cách nhau 4.800km.
12. Nếu các thiên hà có kích cỡ bằng quả táo, thì khoảng cách giữa các thiên hà lân cận là chỉ một vài mét. Những thiên hà tương đối gần nhau đôi khi là các thiên hà hợp nhất.
Theo TTCN, Discovermagazine