Nước Pháp tươi đẹp, được coi là trung tâm văn hóa của thế giới. Đến đây bạn sẽ được học tập và tiếp thu kiến thức kiến thức của toàn nhân loại. Đặc biệt chính phủ Pháp có những chính sách ưu đãi đối với ngành giáo dục: chi phí học tập được miễn hoàn toàn, nhà ở được trợ cấp tới 50%, ngoài ra sinh viên còn được hưởng ưu đãi từ những dịch vụ công cộng.
Vậy bạn còn đợi gì mà chưa tìm hiểu về du học Pháp, nên nhớ bạn phải chuẩn bị trước một năm cho chuyến đi du học của mình.
-
1
Trước khi lên đường:
Năm học ở Pháp thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6.
Để đăng ký vào giai đoạn một đại học ở Pháp, bạn cần phải tuân theo một thủ tục riêng.
-
2
Thủ tục đăng ký vào giai đoạn một đại học
Vào tháng 11, bạn hãy liên hệ với Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam để được cung cấp hồ sơ đăng ký vào trường theo sự lựa chọn của bạn và bộ phận này sẽ ghi danh cho bạn vào kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp nếu cần thiết.
Vào tháng 3 hồ sơ của bạn phải được gửi đến trường mà bạn đã chọn cùng với kết quả của kỳ thi ngoại ngữ. Sau đó bạn sẽ nhận được giấy gọi nhập học rất cần thiết cho việc xin visa du học của bạn.
-
3
Thủ tục đăng ký vào các chương trình đào tạo khác:
Các chương trình đào tạo đã được EduFrance lựa chọn đảm bảo chất lượng giảng dạy và khả năng tiếp nhận sinh viên nước ngoài trong điều kiện tốt. Để đăng ký vào học các chương trình này, bạn cần phải làm một hồ sơ và hố sơ của bạn sẽ do EduFrance trực tiếp xử lý.
Nếu bạn muốn theo học một khoá học ngoài Catalogue EduFrance thì bạn cũng có thể liên hệ với EduFrance, một năm trước khi khoá học bắt đầu, để được trợ giúp làm các thủ tục cần thiết.
-
4
Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp
Rất nhiều cơ sở đào tạo của Pháp yêu cầu sinh viên nước ngoài gửi kết quả kiểm tra trình độ tiếng Pháp kèm theo hồ sơ đăng ký học.
Kỳ kiểm tra chính thức được Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại Sứ Quán Pháp tổ chức thông thường vào tháng 2 hàng năm. Có hai loại đề thi : một dành cho các sinh viên đăng ký theo chuyên ngành khoa học kỹ thuật và một dành cho các ngành khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, văn học và pháp luật.
Một Uỷ ban của bộ giáo dục Pháp được giao việc soạn đề thi hàng năm và đề thi này là hoàn toàn như nhau trên toàn thế giới.
Không tồn tại một mức điểm chuẩn tối thiểu nào mà chính các trường mà bạn xin học sẽ quyết định xem trình độ tiếng Pháp của bạn có đủ để cho phép bạn theo học hay không.
-
5
Thủ tục xin visa dài hạn
Để có thể đến Pháp học tập, bạn cần phải xin visa du học tại Đại Sứ Quán Pháp.
Bạn phải nộp hồ sơ xin visa ít nhất 15 ngày trước ngày đi. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
– Mẫu đơn xin visa dài hạn điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên;
– Giấy gọi của một cơ sở đào tạo tại Pháp;
– Bản sao bằng cấp cao nhất mà bạn đã đạt được;
– Chứng minh tài chính : chứng minh bạn đủ khả năng tài chính để sống tại Pháp tức là một chứng nhận của một ngân hàng, hay một séc ngân hàng, chứng minh bạn có 5000USD đã hay sẽ được đặt vào một tài khoản đứng tên bạn tại Pháp – Chứng minh bảo hiểm xã hội nếu như bạn đã quá 28 tuổi hoặc đăng ký vào học một khoá học mà không được Bảo Hiểm Xã hội Pháp công nhận.
-
6
Các thủ tục cần làm khi bạn đến Pháp
Khi đến trường bạn cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chính thức : đăng ký vào trường và đăng ký môn học.
Sau đó bạn phải đến văn phòng tỉnh/thành phố nơi bạn ở để xin giấy cư trú tạm thời, loại “sinh viên” với những giấy tờ sau :
– Chứng nhận đã đăng ký bảo hiểm xã hội (của các hãng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tư nhân);
– Chứng nhận sức khoẻ do Phòng di cư quốc tế cấp (OMI – Office des Migrations Internationales).
-
7
Nhà ở
Tại Pháp, hệ thống ký túc xá sinh viên có nhiều loại phòng ở đáp ứng nhu cầu của sinh viên: phòng đơn, phòng ở độc lập có bếp và căn hộ khép kín. Giá thuê đối với một phòng đơn là khoảng 700 frăng một tháng, còn phòng ở độc lập là khoảng 1700 frăng.
Có nhiều giải pháp khác nữa cho vấn đề nhà ở, tuỳ theo khả năng tài chính của bạn và địa điểm học, EduFrance có thể giúp bạn tìm được giải pháp tốt nhất.
Các sinh viên nước ngoài đăng ký học qua EduFrance sẽ đương nhiên được EduFrance trợ giúp trong vấn đề tìm nhà ở (có nhiều khả năng để bạn lựa chọn: phòng đơn, phòng ở độc lập có bếp và căn hộ khép kín).
-
8
Bảo hiểm sức khoẻ
Hệ thống bảo hiểm xã hội của Pháp được xem là trong số những hệ thống tốt nhất thế giới.
Có một chế độ bảo hiểm dành riêng cho sinh viên. Các sinh viên nước ngoài dưới 28 tuổi khi đăng ký vào một cơ sở đào tạo được bảo hiểm xã hội công nhận (hầu như tất cả các trường) thì đương nhiên được hưởng chế độ bảo hiểm này.
Các sinh viên ngoài 28 tuổi hoặc đăng ký vào một trường không được công nhận phải tự mua bảo hiểm cá nhân.
– Đăng ký chế độ bảo hiểm xã hội cho sinh viên
Việc đăng ký mua bảo hiểm sinh viên được làm ngay tại trường và bạn bắt buộc phải chọn một trong 5 tổ chức bảo hiểm được phép cung cấp chế độ bảo hiểm này. Thông thường, việc đăng ký mua bảo hiểm này được thực hiện ngay sau khi nhập học.
Bảo hiểm xã hội chỉ trả cho bạn một phần phí thuốc, phí chữa bệnh và phí bệnh viện. Các tổ chức bảo hiểm sinh viên thường có các sản phẩm phụ trợ, với phí đăng ký tương đối thấp (khoảng 100 Euro một năm), cho phép bạn được trả thêm các phần phí mà bảo hiểm xã hội không trả.
Ngoài ra còn có các bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ.
-
9
Đăng ký chế độ bảo hiểm cá nhân
Bạn có thể mua bảo hiểm cá nhân cho sinh viên tại Quỹ bảo hiểm CPAM gần nơi bạn ở. Chế độ này cũng đảm bảo những rủi ro như chế độ bảo hiểm sinh viên.
Bạn cũng có thể mua bảo hiểm cá nhân của các công ty bảo hiểm tư nhân.
Nếu như bạn đã đăng ký học qua EduFrance thì EduFrance sẽ chọn cho bạn hình thức bảo hiểm thích hợp nhất với bạn.