Những điều cần làm trước khi nhập học

Ngày nay, giới trẻ càng có nhiều cơ hội du học nước ngoài hơn thông qua các học bổng toàn phần hoặc học bổng hỗ trợ chi phí bán toàn phần. Nếu bạn thực sự có khác vọng bước ra hội nhập với thế giới để trưởng thành, lập nghiệp trong tương lai thì hãy cùng Lamsao.com thống kê những lý do thiết thực nhất xem vì sao bạn nên đi du học nhé!

Thời gian đầu có lẽ sẽ rất khó khăn để bạn giữ liên lạc với mọi người ở nhà vì nhiều yếu tố như chưa kịp bắt Internet, không biết cách mua thẻ điện thoại… vì thế, bạn phải chuẩn bị từ trước.

  • 1

    Chuẩn bị sẵn những thứ cần cho ngày lên đường

    Tốt nhất là bạn hãy ghi tất cả ra một danh sách và lần lượt chuẩn bị những thứ cần mang theo để tránh thiếu sót và nhất là kiểm soát được số cân nặng hành lý khi đi máy bay. Tốt nhất là bạn hãy làm một khảo sát thị trường nho nhỏ với những du học sinh của thành phố đó để tìm hiểu về những thứ có/không có ở đó. Ví dụ, nếu thành phố đó có cửa hàng châu Á thì bạn chẳng cần phải mang gạo, nhưng các gói bột nêm “đặc sản” (hạt nêm để làm món thịt kho tàu chẳng hạn) thì nên mang theo vì trọng lượng của nó không nặng và nhất là những món này rất khan hiếm đối với những cửa hàng Á không thuần Việt Nam.

  • 2

    Liên lạc với người bạn cùng phòng

    Trừ khi bạn không được phép biết trước người bạn cùng phòng của mình là ai theo quy định của một số trường, nhưng nếu trường học hoặc khu học xá tạo điều kiện cho sinh viên ở chung trao đổi với nhau thì hãy nhanh chóng liên hệ với người bạn đó. Điều này sẽ thể hiện sự cởi mở của bạn và cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu người bạn sẽ cùng sống chung với bạn trong ít nhất là một học kì.

    Đối với những bạn sinh viên sắp đi du học mong muốn kết bạn với hội sinh viên Việt Nam, hãy tìm đến các diễn đàn và trang Facebook của từng cộng đồng riêng (Hội sinh viên Việt Nam ở Châu Âu là nơi chia sẻ thông tin rất hữu ích của cộng đồng du học sinh tại đây). Hải Hà, sinh viên The Hague University of Applied Sciences (Hà Lan), đã nhờ được một cô em người Việt ra đón ở ga và cùng làm các thủ tục nhận nhà vào ngày mới đến. 

  • 3

    Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân

    Tài chính là yếu tố đặc biệt quan trọng khi đi du học, vì thế bạn phải xác định ngay từ đầu “hoàn cảnh tài chính” của mình để có cách chi tiêu hợp lí. Trước hết, từ đó bạn sẽ đưa ra quyết định về loại phòng mà bạn sẽ thuê khi lúc mới đến đăng kí ở khu học xá. Tiếp theo, bạn có thể lập một sổ chi tiêu để đưa ra một mức tiền cụ thể mà bạn có thể sử dụng hàng tháng cho việc ăn uống và các sinh hoạt phí (Internet, điện thoại, thẻ xe bus…). Cuối cùng bạn cũng phải biết mình “giàu” đến đâu để quyết định có đi làm thêm hay không hoặc nếu làm thì sẽ làm khoảng bao nhiêu tiếng/tuần. Lưu ý là tháng đầu tiên bao giờ bạn cũng sẽ phải có một khoản tiền “bên lề” vì có rất nhiều thứ phát sinh: mua xô chậu, nước rửa chén, xà phòng giặt đồ…

  • 4

    Giữ liên lạc với mọi người ở nhà

    Thời gian đầu có lẽ sẽ rất khó khăn để bạn giữ liên lạc với mọi người ở nhà vì nhiều yếu tố như chưa kịp bắt Internet, không biết cách mua thẻ điện thoại… vì thế, bạn phải chuẩn bị từ trước. Hải Hà, du học sinh Hà Lan, đã chủ động liên hệ với Nuffic (Văn phòng hỗ trợ giáo dục Hà Lan tại Việt Nam) và đã được một chị nhân viên ở đây cho cả sim điện thoại.

    Nhưng không phải ai cũng may mắn như Hà, vì thế cách tốt nhất là bạn hãy tìm hiểu thông tin về các mạng điện thoại, khảo giá, địa điểm đặt các cửa hàng điện thoọa trong trung tâm thành phố… để không phải mất liên lạc quá lâu với mọi người ở nhà. Trong lúc du học, việc giữ được một mối quan hệ xa cách về mặt địa lí cũng là một khó khăn lớn mà bạn phải đối mặt.

  • 5

    Thận trọng về tài sản, đồ đạc khi mới đến

    Bạn không thể tin tưởng bất kì ai mới gặp khi chỉ mới gặp họ ngày một ngày hai, ngay cả người bạn cùng phòng của bạn. Hãy thận trọng với những món đồ đắt tiền, đặc biệt là đối với các du học sinh phải mang theo nhiều tiền mặt bên người lúc mới sang. Lưu ý là bạn cũng nên mang theo thẻ ngân hàng bên mình và không giao nó cho bất kì ai bởi có trường hợp đã bị đọc lén số thẻ ngân hàng để mua đồ trên mạng. Nếu muốn an toàn hơn, hãy nghĩ đến việc mua thẻ bảo hiểm nhà ở dành cho sinh viên.