Những đồ chơi công nghệ không giống ai của người Nhật

Những đồ chơi công nghệ không giống ai của người Nhật

Người Nhật đang muốn trở lại vị thế dẫn đầu làng công nghệ thế giới trong kỷ nguyên của các thiết bị đeo thông minh.

Discman, Tamagotchi và Game Boy có điểm chung nhất định. Họ đều là những công ty sáng tạo của Nhật Bản từ thập niên 80, 90, là biểu tượng của quốc gia châu Á thời họ còn là người đứng đầu thế giới về sáng tạo công nghệ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thung lũng Silicon và các ông lớn công nghệ Mỹ như Google, Apple, vị thế của những công ty này dần trở lên mờ nhạt trong khoảng 2 thập kỷ qua.

Điều này sắp thay đổi nhờ vào một thế hệ doanh nhân trẻ người Nhật Bản, theo giáo sư Masahiko Tsukamoto của đại học kỹ thuật Kobe.

Lần này, người Nhật không tập trung vào smartphone hay game mà là những thiết bị như kính thông minh, thiết bị giúp trò chuyện với thú cưng. Nói một cách ngắn gọn, chúng là các thiết bị đeo thông minh.

Thị trường thiết bị đeo thông minh tại Nhật Bản

Năm 2012, Nhật Bản bán 530.000 thiết bị công nghệ dạng đeo, theo Yano Research Institute. Con số này có thể cán mức 13,1 triệu thiết bị trong năm 2017.

Dấu hiệu mạnh nhất cho sự bùng nổ của ngành công nghiệp này chính là triển lãm Wearable Expo tổ chức năm 2015. Nó là triển lãm thiết bị đeo lớn nhất thế giới với 103 đơn vị tham dự. Ở đó, người ta từng chứng kiến những thiết bị như áo kimono thông minh, thiết bị nói chuyện với mèo hay găng tay thông minh.

Trong lần tổ chức tiếp theo, dự kiến từ 18/1 đến 20/1/2017, đơn vị tổ chức kỳ vọng đón nhận 200 nhà trưng bày và 19.000 lượt khách tham quan.

“Với những sản phẩm có tính năng tốt hơn, linh kiện nhẹ và thiết kế gọn hơn, thiết bị đeo thông minh không còn là điều bất ngờ thú vị”, Giám đốc của sự kiện – Yuhi Maezono – cho hay. “Nó thu hút sự chú ý như một thị trường khổng lồ tiếp theo”.

Từ thiết bị giao tiếp với chó cưng

Những đồ chơi công nghệ không giống ai của người Nhật
Inupathy có giá 149 USD, cho phép chủ nhân đọc được cảm xúc của chó cưng nhờ màu đèn LED hiển thị bên trên.

Inupathy là một thiết bị đeo dành cho chó. Nó chính thức ra mắt cuối năm nay, cho phép chủ nhân giao tiếp với những chú chó cưng của họ.

Giống như thiết bị theo dõi nhịp tim, Inupathy có thể theo dõi nhịp tim của những chú chó, đồng thời đo phản ứng của chúng trước các sự vật như thức ăn, trò chơi, con người.

Với dữ liệu này, nó đánh giá được tâm trạng của con vật và thay đổi màu sắc để thông báo cho chủ nhân. Sở hữu 6 bóng đèn LED, Inupathy hiện màu xanh thể hiện sự bình tĩnh, đỏ cho sự phấn khích và màu cầu vồng khi con vật vui vẻ.

“Đạo phật và các tôn giáo cũ của Nhật Bản nói động vật, cây cối, thậm chí một hòn đá cũng có linh hồn bên trong. Sẽ thật căng thẳng nếu bạn không thể giải quyết vấn đề khi làm chúng buồn”, Joji Yamaguchi – CEO của Inupathy chia sẻ.

Cho đến các thiết bị là cứu tinh cho cuộc sống con người

Archelis ứng dụng trong ngành y tế giúp giảm áp lực cho phần mông, đùi và cẳng chân cho những người phải đứng nhiều hoặc cần nghỉ ngơi sau các ca phẫu thuật.

Những đồ chơi công nghệ không giống ai của người Nhật
Archelis – một loại ghế đeo quanh người ra mắt ở Nhật Bản năm nay – gây được tiếng vang lớn trên cộng đồng quốc tế.

Sản phẩm này ban đầu nhắm đến những người vừa phẫu thuật và cần tĩnh dưỡng đôi chân sau những ca phẫu thuật dài. Nó giúp người đeo đứng lên, ngồi xuống một cách thuận tiện.

Làm từ các tấm linh kiện sử dụng công nghệ in 3D, Archelis không cần bất cứ chi tiết điện tử hoặc viên pin nào. Sự sáng tạo đến từ thiết kế của nó: các tấm carbon kinh động bao quanh mông, chân và bàn chân, hỗ trợ giảm thiểu áp lực lên các khớp.

Nó ổn định vị trí cẳng chân và đầu gối, do đó áp lực từ phương thẳng đứng được trải đều lên cẳng chân và đùi. Mặc dù người đeo đang ở tư thế đứng, trên thực tế lưng và chân của họ lại được nghỉ ngơi.

Hàng loạt thiết bị khác

Những đồ chơi công nghệ không giống ai của người Nhật
BIRD có thể điều khiển cùng lúc 10 thiết bị.

Có chiều dài khoảng 3 inch, BIRD giống như một chiếc kim chỉ nam để biến ngón tay của bạn thanh một cây đũa thần.

Sử dụng thuật toán để giải mã ý định của người dùng, nó còn có các cảm biến chính xác đê theo dõi hướng, tốc độ và cử chỉ của người đeo. Công nghệ này cho phép người dùng biến bất cứ bề mặt nào thành một màn hình thông minh, cũng như tương tác với các thiết bị thông minh khác.

Đi bộ trong nhà, người dùng có thể chiếu màn hình laptop lên tường, bật công tắc máy pha cafe, đọc trên bất cứ bề mặt nào hoặc mua sắm online bằng việc chỉ hoặc trượt ngón tay.

Nhà phát triển của nó hy vọng BIRD sẽ được phổ cập trong lĩnh vực giáo dục và doanh nghiệp.

 

Theo Zing